Bất cập trong quy định về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 95)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Bất cập trong quy định về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ

Việc quy định góp vốn bằng quyền SHTT trong LDN 2005 và Nghị định 102/2010/NĐ-CP là một trong những bước tiến quan trọng và tạo điều kiện và cơ hội lớn cho việc phát triển các doanh nghiệp. Với việc ghi nhận việc góp vốn bằng quyền SHTT tại Khoản 4 Điều 4 LDN 2005 và Điều 5 của Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì tất cả các nhóm quyền của quyền SHTT gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng đều được góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, với việc quy định của 2 điều luật nêu trên có lẽ là chưa đủ đối với việc góp vốn bằng quyền SHTT vì với đặc tính vô hình của quyền SHTT nên việc góp vốn này rất khác với việc góp vốn bằng tài sản hữu hình. Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn về việc góp vốn bằng quyền SHTT. Theo đó, có thể hiểu việc góp vốn này cũng được tiến hành theo thủ tục như góp vốn vào doanh nghiệp bằng các tài sản khác.

Điều 29 của LDN 2005 về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vì đối với việc góp vốn thì quyền sở hữu tài sản đem ra để góp vốn sẽ được chuyển giao từ người tham gia góp vốn sang cho công ty. Lúc này công ty sẽ là chủ sở hữu đối với tài sản đó. Điểm a Khoản 1 Điều 29 LDN 2005 quy định nếu tài sản đem góp vốn có đăng ký quyền sở hữu thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc chuyển quyền sở hữu đó không phải chịu lệ phí trước bạ. Còn đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Đối với các đối tượng của quyền SHTT, có những đối tượng của quyền SHTT như sáng chế, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng), KDCN, thiết kế bố

95

trí thì cần phải tiến hành đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT thì mới được bảo hộ theo quy định của pháp luật về SHTT. Tức là khi tiến hành đăng ký thì pháp luật mới thừa nhận quyền sở hữu đối với đối tượng đó của chủ sở hữu. Song có những đối tượng của quyền SHTT lại không cần đăng ký mà vẫn được bảo hộ tức là vẫn được thừa nhận là chủ sở hữu và có quyền sở hữu đối với các đối tượng đó như quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN đối với BMKD, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Và nếu góp vốn bằng các đối tượng này của quyền SHTT thì theo quy định tại Điều 29 của LDN 2005 thì các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, quyền SHCN đối với BMKD, nhãn hiệu nổi tiếng là các tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì phải tiến hành việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản là điều không tưởng bởi đặc trưng vô hình của các đối tượng này. Đây là một lỗ hổng của pháp luật bởi vì chưa có một quy định cụ thể cho việc góp vốn bằng quyền SHTT.

+ Việc góp vốn gắn liền với việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào trong công ty. Song với quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền SHCN tại Điều 139 Luật SHTT thì quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng vì chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là thuộc về Nhà nước, do Nhà nước sử dụng và không thể chuyển giao quyền SHCN chỉ dẫn địa lý này cho bất kỳ ai. Do vậy, với quy định tại Điều 5 Nghị định 102/2010/NĐ-CP được ban hành 01.10.2010 về việc góp vốn bằng quyền SHTT có quy định cả việc góp vốn bằng quyền SHCN đối với “chỉ dẫn địa lý”đã tạo nên mâu thuẫn giữa Luật SHTT và Nghị định này.

+ Như đã phân tích tại phần 1.2.2 thì các tác phẩm khoa học là bản viết của các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không thể khai thác được quyền sử dụng. Vì vậy, việc góp vốn bằng giá trị quyền tác giả chỉ có thể thực hiện được đối với tác phẩm văn

96

học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là các bản viết của các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ như bản mô tả sáng chế đối với sáng chế đang còn hiệu lực bảo hộ. Vì vậy, theo Điều 5 của Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì quyền tác giả đối với tất cả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đều có thể góp vốn được là chưa thật chuẩn xác.

+ Việc góp vốn bằng quyền sử dụng tên thương mại phải được thực hiện cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý và tên thương mại mà không kèm theo với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó là không được phép. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT hiện nay chưa quy định cụ thể việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng của các đối tượng của quyền SHTT (các đối tượng có thể thương mại hóa được).

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)