7. Kết cấu của luận văn
3.1.6. Thực trạng về định giá quyền Sở hữu trí tuệ
Có rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa giá trị của quyền SHTT của doanh nghiệp không được định giá để tính vào giá trị của doanh nghiệp. Ví dụ như: Bệnh viện Bình Dân, khách sạn Tràng Tiền, Nhà hàng Bánh tôm Hồ Tây… Tuy nhiên cũng đã có một số doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa cũng đã chú trọng đến việc định giá quyền SHTT của mình. Năm 2005, Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) tiến hành cổ phần hóa thì giá trị của quyền đối với nhãn hiệu “VINACONEX” được định giá là 3,5 tỷ đồng trong tổng giá trị tài sản là gần 3.700 tỷ đồng [59]. Đối với một Tổng công ty lớn của Nhà nước trong lĩnh
124
vực xây dựng đã hình thành và phát triển lâu đời thì giá trị của nhãn hiệu VINACONEX được định giá chỉ chưa được bằng 1/1000 trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thì quả là một con số khiêm tốn. Ấn tượng hơn VINACONEX, CTCP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) – doanh nghiệp lớn trong ngành luyện kim của Việt Nam đã cổ phần hóa trong năm 2009 với giá trị của quyền đối với nhãn hiệu “TISCO” được định giá 54 tỷ đồng trong tổng số giá trị tài sản của doanh nghiệp là 1.840 tỷ đồng [65]. Con số 54 tỷ đồng có thể nói là con số ấn tượng đối với giá trị của một nhãn hiệu ở Việt Nam. Song giá trị của quyền đối với nhãn hiệu này chỉ chưa bằng 3% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thì đối với một công ty đã hình thành được 50 năm như CTCP Gang thép Thái Nguyên thì giá trị của quyền đối với nhãn hiệu TISCO được định giá quá thấp chăng? Và đặc biệt khi so sánh con số 54 tỷ đồng cho nhãn hiệu TISCO vào năm 2009 và con số 5 triệu USD đối với nhãn hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa Mỹ phẩm Phong Lan được định giá năm 1995 thì quả là quá thấp.
Qua các con số trên đây có thể nói rằng năng lực định giá về quyền SHTT ở Việt Nam là còn quá thấp dẫn đến tình trạng chưa phản ánh được giá trị thực tế của chúng. Điều này sẽ dẫn đến bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế. Liệu có thể cạnh tranh và phát triển ở thị trường quốc tế khi quyền SHTT đối với nhãn hiệu chẳng hạn của một doanh nghiệp Việt Nam bị định giá quá thấp so với giá trị thực tế của nó?
Có thể thấy rằng việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam đã có những thành tựu. Ở hình thức thương mại hóa quyền SHTT nào cũng đều có ít nhiều các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là chủ sở hữu quyền đối với các đối tượng của quyền SHTT đó tham gia và không ít những chủ sở hữu đã thành công với các hình thức thương mại hóa đó như Phở 24 với các mô hình NQTM ở trong nước và nước ngoài, PGS. TS Nguyễn Thị Trâm với việc
125
chuyển nhượng quyền sở hữu giống lúa lai TH3-3 với giá 10 tỷ đồng… Song việc tham gia thương mại hóa quyền SHTT lại chưa hiệu quả. Kết quả là các đối tượng của quyền SHTT đó bị đánh giá quá thấp so với giá trị thực của chúng, việc thương mại hóa không đem lại hiệu quả cho chủ sở hữu, không thể bù đắp những chi phí, thời gian và công sức mà chủ sở hữu đầu tư cho việc hình thành và phát triển các tài sản trí tuệ đó hoặc chưa đem lại lợi ích thực sự cao cho các chủ sở hữu. Đôi khi việc thương mại hóa quyền SHTT lại không mang lại kết quả tốt cho chủ sở hữu (như trường hợp nhãn hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” bị triệt tiêu trên thị trường sau những nỗ lực đầu tư của chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp bị mất hết thị trường khách hàng như trường hợp kem đánh răng “P/S”). Tất cả đều là những bài học quý cho mọi chủ sở hữu khi tiến hành thương mại hóa các đối tượng của quyền SHTT mà mình sở hữu.