Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển nhượng quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển nhượng quyền sở hữu

- Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu quốc tế được quy định tại Công ước Paris về bảo hộ SHCN 1883. Là công ước quốc tế trong lĩnh vực SHCN, công ước này được ký kết vào 20.03.1883. Sau khi ký kết vào năm 1883, công ước được sửa đổi nhiều lần và lần gần đây nhất là tại Stockholm năm 1967 và tổng sửa đổi vào năm 1979. Việt Nam tham gia công ước này vào ngày 08.03.1949.

Điều 6 quater của Công ước Paris đề cập tới vấn đề chuyển nhượng nhãn hiệu. Một số quốc gia quy định việc chuyển nhượng nhãn hiệu không cần chuyển giao toàn bộ hoặc đồng thời doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó song cũng có một số quốc gia khác lại công nhận giá trị pháp lý của việc chuyển nhượng phụ thuộc vào việc chuyển giao toàn bộ hoặc đồng thời doanh nghiệp. Trong trường hợp luật quốc gia quy định việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào việc chuyển giao toàn bộ doanh nghiệp thì Công ước cũng

57

ghi nhận giá trị pháp lý của việc chuyển nhượng này khi chuyển giao nhãn hiệu cùng với chuyển toàn bộ doanh nghiệp.

Điều này cũng cho phép một quốc gia thành viên của Công ước Paris được quyền không xét tới hiệu lực của việc chuyển nhượng nhãn hiệu thực hiện cùng với việc chuyển giao toàn bộ doanh nghiệp nếu việc sử dụng nhãn hiệu của bên nhận chuyển nhượng (lúc này là chủ sở hữu) sẽ là yếu tố khiến công chúng hiểu lầm về những đặc điểm quan trọng của hàng hóa như xuất xứ, bản chất, chất lượng… Ví dụ như một nhãn hiệu được đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau. Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ chuyển nhượng nhãn hiệu đối với các hàng hóa, dịch vụ của một nhóm (được gọi là chuyển nhượng một phần nhãn hiệu) mà không chuyển nhượng toàn bộ nhãn hiệu tức là không chuyển nhượng nhãn hiệu cho hết tất cả các hàng hóa, dịch vụ của các nhóm đã đăng ký. Do các hàng hóa, dịch vụ thuộc các nhóm là tương tự nhau nên việc bên nhận chuyển nhượng sử dụng nhãn hiệu cho loại hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm sản phẩm theo như đã thỏa thuận thì có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, quốc gia thành viên có quyền không công nhận giá trị pháp lý của việc chuyển nhượng nhãn hiệu này.

- Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (sau đây gọi tắt là Thỏa ước Madrid)

Đây là thỏa ước về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa được thông qua ngày 14.04.1891. Việt nam tham gia Thỏa ước Madrid từ ngày 08.03.1949.

Việc “chuyển giao nhãn hiệu quốc tế, kế thừa thay đổi tại nước của chủ sở hữu” được quy định tại Điều 9bis của Thỏa ước Madrid. Điều 9ter của Thỏa ước Madrid quy định về “chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một phần hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một nước thành viên cụ thể”. Với quy định của 2 điều luật trên trong Thỏa ước Madrid có thể nhận thấy được

58

nội dung của chúng quy định về việc chuyển nhượng nhãn hiệu đăng ký quốc tế như sau:

+ Việc chuyển nhượng quyền sở hữu của một nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại nước của chủ sở hữu sang cho một người thuộc một quốc gia thành viên khác với quốc gia của người chủ sở hữu này – người có tên trong đăng ký quốc tế thì cần phải được cơ quan của người có tên trong đăng bạ quốc tế thông báo cho Văn phòng quốc tế. Như vậy, chỉ có người chủ sở hữu là người có tên trong đăng ký quốc tế mới có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu đăng ký quốc tế của mình cho những người khác. Văn phòng quốc tế sẽ ghi nhận việc chuyển giao này vào Đăng bạ quốc tế, thông báo cho cơ quan của nước thành viên và công bố trên tạp chí của mình.

* Nếu việc chuyển giao được thực hiện trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ khi nhãn hiệu đăng ký quốc tế thì việc chuyển giao này cần phải có sự đồng ý và còn bao gồm việc ghi nhận về ngày, số nhãn hiệu đó của nước của người chủ mới thì việc chuyển giao này mới có hiệu lực;

* Nếu việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu đăng ký quốc tế vì lợi ích của những người không được hưởng quyền nộp đơn đăng ký quốc tế thì không được ghi nhận;

* Trong trường hợp việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu đăng ký quốc tế không được cơ quan của nước tiếp nhận đồng ý hoặc việc chuyển nhượng đó vì lợi ích của người không được hưởng quyền nộp đơn đăng ký quốc tế thì cơ quan đăng ký quốc gia của chủ sở hữu trước đây có quyền yêu cầu Văn phòng quốc tế hủy bỏ nhãn hiệu ghi trong đăng bạ.

+ Đối với những nhãn hiệu được đăng ký quốc tế cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ song việc chuyển nhượng nhãn hiệu này đối với 1 phần hàng hóa, dịch vụ (tức là chuyển nhượng một phần) thì việc chuyển nhượng này cũng phải thông báo cho Văn phòng quốc tế và sẽ được ghi nhận vào đăng bạ.

59

Song việc ghi nhận của Văn phòng quốc tế chỉ được áp dụng trong trường hợp việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu thực hiện ở 1 hoặc 1 vài nước thành viên. Nếu việc chuyển nhượng nhãn hiệu này cho những hàng hóa, dịch vụ tương tự với những hàng hóa, dịch vụ không được chuyển giao của người chuyển giao thì tất cả các nước thành viên của Thỏa ước Madrid đều có quyền từ chối công nhận hiệu lực của việc chuyển nhượng quyền sở hữu này.

- Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định thư Madrid)

Nghị định thư Madrid được thông qua năm 28.6.1989 có hiệu lực từ 01.12.1995 và chính thức đi vào hoạt động 01.04.1996. Việt Nam tham gia Nghị định thư Madrid vào ngày 11.7.2006.

Điều 9 của Nghị định thư Madrid quy định về việc “ghi nhận thay đổi về quyền sở hữu của chủ Đăng ký quốc tế”. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền sở hữu của một nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được ghi nhận vào đăng bạ quốc tế bởi Văn phòng quốc tế nếu chủ sở hữu mới là người được phép nộp đơn đăng ký quốc tế. Và việc ghi nhận này sẽ được thực hiện khi có yêu cầu của người đứng tên đăng ký quốc tế hoặc theo yêu cầu của người, cơ quan có liên quan.

- Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế KDCN 1925 (sau đây gọi là Thỏa ước Lahay)

Thỏa ước Lahay được thông qua vào 06.11.1925. Việt Nam hiện nay chưa tham gia với tư cách là thành viên của Công ước.

Điều 12 của Thỏa ước quy định về việc ghi nhận và công bố các thay đổi về quyền sở hữu KDCN đang được bảo hộ theo đăng ký quốc tế. Việc ghi nhận và công bố các thay đổi về quyền sở hữu KDCN đang được bảo hộ theo đăng ký quốc tế do Văn phòng quốc tế thực hiện. Việc chuyển nhượng quyền

60

sở hữu KDCN theo đăng ký quốc tế chỉ được thực hiện khi KDCN đó đã được đăng ký quốc tế tại một hoặc chỉ một số các quốc gia thành viên của Thỏa ước Lahay.

- Hiệp định TRIPS

Đối với việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, Hiệp định TRIPS quy định chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền tự quyết định xem việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh có nhãn hiệu đó hay không.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)