7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Thực trạng về chuyển nhượng quyền sở hữu
(i) Thực trạng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan
Trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan, tác giả khảo sát thực trạng chuyển nhượng quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học. Có nhiều nhà xuất bản đã thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền tác giả của các tác phẩm văn học từ rất sớm trước khi luật SHTT ra đời như Nhà xuất bản trẻ vào tháng 7.2003 đã nhận chuyển nhượng quyền tác giả của 39 tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, tháng 6.2005 Nhà xuất bản Kim Đồng cũng đã nhận chuyển nhượng quyền tác giả của 6 tác giả có nhiều tác phẩm hay cho
108
thiếu nhi là: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Hà Ân, Võ Quảng, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa [66]... Tiêu biểu cho hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả là việc chuyển nhượng của nhà thơ Hữu Loan. Tác phẩm thơ “Màu tím hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan sáng tác vào năm 1949 của thế kỷ trước đã được chuyển nhượng quyền tác giả cho CTCP Công nghệ Việt – Vitek với giá chuyển nhượng là 100 triệu đồng vào ngày 12.10.2004 [60]. Đây là bài thơ đầu tiên có giá chuyển nhượng quyền tác giả cao nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm năm 2004. Có thể thấy rằng, trong việc chuyển nhượng quyền tác giả thì có rất nhiều nhà xuất bản, công ty sách và các chủ thể khác tham gia giao dịch chuyển nhượng quyền tác giả. Các tác phẩm văn học được chuyển nhượng không chỉ là các tác phẩm của các chủ sở hữu Việt Nam mà còn là của các chủ sở hữu nước ngoài và rất phong phú đa dạng về thể loại và hình thức.
Với sự hội nhập của kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn và người dân Việt Nam cũng sẽ được tiếp cận với nhiều nguồn tri thức phong phú của nhân loại.
(ii) Thực trạng chuyển nhượng quyền SHCN
Thực trạng chuyển nhượng quyền SHCN được phản ánh đầy đủ trong bảng số liệu dưới đây từ năm 2000 đến năm 2010.
Số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng SHCN
Số lượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng SHCN đã được đăng ký Các bên ký kết Năm VN-VN VN-NN NN-NN Tổng số VN-VN VN-NN NN-NN Tổng số 2000 151 07 207 365 99 06 122 227
109 (191) (07) (456) (654) (171) (07) (375) (553) 2001 145 (328) 03 (03) 218 (530) 366 (861) 117 (295) 07 (08) 146 (299) 271 (603) 2002 101 (201) 4 (5) 196 (574) 301 (780) 100 (222) 2 (2) 164 (411) 266 (635) 2003 139 (208) 10 (22) 227 (650) 376 (880) 122 (178) 4 (16) 246 (889) 372 (1083) 2004 171 (393) 7 (7) 191 (368) 369 (768) 157 (329) 11 (13) 231 (579) 359 (921) 2005 403 168 2006 512 1200 2007 287 (826) 29 (87) 208 (522) 524 (1435) 237 (670) 18 (38) 199 (461) 454 (1169) 2008 315 (751) 27 (52) 229 (574) 571 (1377) 270 (609) 36 (111) 232 (589) 538 (1309) 2009 370 (866) 50 (185) 288 (752) 648 (1801) 371 (825) 54 (263) 223 (821) 648 (1909) 2010 369 (790) 67 (169) 214 (590) 650 (743) 304 (696) 69 (214) 203 (505) 576 (1415)
Bảng 2.1. Số lượngđơn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng SHCN và hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT
từ năm 2000 đến 2010
VN-VN: Chuyển giao của người Việt Nam cho người Việt Nam VN-NN: Chuyển giao của người Việt Nam cho người nước ngoài NN-NN: Chuyển giao của người nước ngoài cho người nước ngoài
(Số trong ngoặc đơn là số lượng đối tượng được chuyển giao quyền sở hữu) (Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ)
Qua bảng số liệu cho thấy việc chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT đã tăng lên đáng kể
110
qua các năm. Năm 2010 có 576 hợp đồng chuyển nhượng các đối tượng của quyền SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT. So sánh với 10 năm trước là năm 2000 có 227 hợp đồng được chuyển nhượng quyền sở hữu thì số hợp đồng đăng ký đã tăng gấp 2,5 lần và số đối tượng được chuyển nhượng quyền sở hữu tăng gấp 2,7 lần so với đối tượng được chuyển nhượng quyền sở hữu năm 2000.
Để thuận lợi cho việc so sánh các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHCN đã được đăng ký từ năm 2000 đến 2010, tác giả đã cụ thể hóa số liệu bằng biểu đồ sau:
Hình 2.1. Số lượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT từ năm 2000 đến 2010.
Có thể thấy rằng, số lượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT vào năm 2006 có số lượng nhiều nhất trong vòng 10 năm từ 2000 đến 2010. Điều này xuất phát từ nhiếu
111
rất nhiều nguyên nhân: do Luật SHTT có hiệu lực, Việt Nam chuẩn bị cho việc tham gia vào WTO… đã thúc đẩy quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng SHCN trong năm 2006 tăng cao. Qua biểu đồ cũng thấy được các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng SHCN từ bên chuyển nhượng là người Việt Nam cho bên phía người nước ngoài ngày càng tăng và ở mức cao nhất vào năm 2010 (với 69 hợp đồng). Số lượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng SHCN từ bên chuyển nhượng là người Việt Nam cho bên nhận chuyển nhượng là người Việt Nam cũng tăng dần đều, còn các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng SHCN giữa người nước ngoài cũng giữ ở mức độ ổn định trong vòng 10 năm qua.
Tiêu biểu cho việc chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHCN là việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng “P/S” của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan cho Tập đoàn Unilever của Anh - Hà Lan vào năm 1995. Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan đã từ bỏ chức năng sản xuất kem đánh răng và chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu P/S cho Tập đoàn Unilever với giá là 5 triệu USD. Tập đoàn này thành lập một liên doanh P/S ELISA để tiếp nhận nhãn hiệu “P/S”, việc sản xuất và tiêu thụ kem đánh răng P/S do liên doanh đảm nhận, còn Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan chỉ nhận làm gia công vỏ hộp kem đánh răng (bằng nhôm) cho liên doanh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của sản xuất, việc gia công vỏ ống kem đánh răng bằng nguyên liệu nhôm không còn phù hợp mà thay vào đó là nguyên liệu nhựa. Do công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan không thể đầu tư dây chuyền mới để làm vỏ hộp kem đánh răng bằng nhựa nên đã không đáp ứng được yêu cầu và sản phẩm cho liên doanh [61].
Với việc chuyển nhượng 1 nhãn hiệu kem đánh răng với giá 5 triệu USD tại thời điểm năm 1995 của một công ty của Việt Nam lúc đó không
112
phải là một con số nhỏ. Nhưng điều đáng nói ở đây việc Tập đoàn Unilever nhận chuyển nhượng nhãn hiệu kem đánh răng P/S là việc thâm nhập thị trường Việt Nam một cách khá dễ dàng. Vào thời điểm năm 1995 thì thị phần của kem đánh răng P/S tại Việt Nam là không nhỏ, chiếm khoảng 65% [57]. Và với việc nhận chuyển nhượng này thì Tập đoàn Unilever đương nhiên đã dành được 65% thị phần kem đánh răng ở Việt Nam mà không phải chịu bất cứ một chi phí nào cho việc xây dựng nhãn hiệu, quảng cáo, phát triển, cạnh tranh, thời gian… nếu tiến hành việc đưa 1 nhãn hiệu kem đánh răng mới vào Việt Nam. Rõ ràng với giá 5 triệu USD mà có thể độc quyền chiếm được 65% thị trường kem đánh răng ở Việt Nam là một cái giá quá rẻ. Đây là một bài học cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam khi chuyển nhượng các đối tượng SHCN nói chung và nhãn hiệu nói riêng thì cần phải tính toán thật kỹ xem liệu việc chuyển nhượng đó có mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và bản thân mình.
(iii) Thực trạng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Việt Nam tham gia Công ước UPOV từ tháng 12 năm 2006 nhưng hoạt động chuyển nhượng giống cây trồng ở Việt Nam diễn ra từ trước đó với những hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng có giá trị cao. Năm 2004, giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 (VL20) của tác giả Nguyễn Văn Hoan (Đại học Nông nghiệp 1 đã bán quy trình công nghệ sản xuất F1 cho CTCP Kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng với giá 300 triệu đồng. Theo như thỏa thuận, tác giả chỉ chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng VL20 trong việc sản xuất hạt lai F1 cho công ty, không chuyển nhượng dòng bố mẹ [63].
Năm 2008, một vụ chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng có giá trị nhất từ trước đến nay đã được thực hiện. Đó là việc Công ty TNHH Cường Tân (Nam Định) đã nhận chuyển nhượng giống lúa lai hai dòng TH3-3
113
của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm (nguyên Viện phó Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam – Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội) vào tháng 6 năm 2008 với giá 10 tỷ đồng. Giống lúa lai TH3-3 đã được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng với thời hạn bảo hộ là 20 năm, số bằng là 03.VN.2007 được cấp ngày 22.01.2007 với chủ sở hữu giống cây trồng là Viện sinh học nông nghiệp 1 - Trường Đại học Nông nghiệp 1 và PGS. TS Nguyễn Thị Trâm là tác giả của giống cây trồng [62]. Trước đó, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm cũng đã chuyển nhượng giống lúa lai 2 dòng TH3-4 cho Công ty Giống cây trồng Trung ương với giá 700 triệu đồng.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giống cây trồng hiện nay đang phát triển. Song với quy định chưa chặt chẽ của pháp luật đã dẫn tới tình trạng việc thực thi trên thực tế còn có nhiều tùy tiện. Cụ thể:
- Người có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng:
Điều 192 Luật SHTT quy định: “CHỦ BẰNG BẢO HỘ có quyền chuyển giao một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền đối với giống cây trồng cho bên nhận”.
Nhưng hiện nay, việc thực hiện đăng ký quyền đối với giống cây trồng, chuyển quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu đều do TÁC GIẢ tự làm, đơn vị quản lý là CHỦ BẰNG BẢO HỘ không quan tâm. Và với tình trạng trên pháp luật cũng chưa có 1 chế tài nào xử lý đối với các trường hợp vi phạm Luật SHTT.
Trong việc chuyển nhượng giống lúa TH3-3 thì chủ sở hữu giống cây trồng là Viện sinh học nông nghiệp 1 - Trường Đại học Nông nghiệp 1 không thực hiện việc chuyển nhượng này mà tác giả là PGS.TS Nguyễn Thị Trâm mới là người trực tiếp thực hiện chuyển nhượng. Điều này dẫn tới tình trạng giữa quy định của pháp luật và việc thực thi trên thực tế không được đồng bộ và trong nhiều trường hợp sẽ xảy ra tranh chấp.
114
- Thời điểm để thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng:
Luật SHTT không quy định về thời gian vì vậy tổ chức, cá nhân sở hữu giống cây trồng có thể bán bất kỳ khi nào cho người mua phù hợp.
+ Bán khi chưa công nhận đầy đủ, khi chưa xác lập quyền sở hữu: VL20, BC15, HYT103.
Điển hình cho việc chuyển nhượng các giống cây trồng khi quyền sở hữu chưa được xác lập là giống lúa lai VL20 đã được chuyển nhượng quyền sở hữu cho CTCP Kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng vào năm 2004. Việc chuyển nhượng này diễn ra trước khi giống lúa này được cấp bằng bảo hộ vì đến ngày 22.01.2007 thì giống lúa lai VL20 mới được cấp bằng bảo hộ số 04.VN.2007 với tên chủ sở hữu là CTCP Kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng và tác giả là Nguyễn Văn Hoan.
+ Bán khi đã được công nhận hoặc xác lập quyền sở hữu: Khang Dân đột biến, Đột biến 5, Đột biến 6, TH3-4.
+ Bán khi đã được công nhận, xác lập quyền sở hữu và được mở rộng sản xuất, có thị trường hạt giống chắc chắn (TH3-3).