Nguyên nhân từ phía pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 126)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Nguyên nhân từ phía pháp luật

Có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay chưa đạt được hiệu quả.

+ Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT quy định chưa thống nhất, còn rải rác ở nhiều văn bản và chưa có sự đồng nhất trong các văn bản pháp luật.

+ Trong các quy định về từng hình thức thương mại hóa thì việc quy định còn chung chung (như quy định về góp vốn bằng quyền SHTT) và các quy định của pháp luật còn thiếu hụt so với thực tiễn áp dụng của các hình thức thương mại hóa đó (như quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu).

+ Những mâu thuẫn pháp luật trong việc không coi “thương hiệu” là một đối tượng của quyền SHTT như trong quy định của Luật SHTT, không

126

coi “thương hiệu” là TSCĐ để có thể hạch toán trong doanh nghiệp như trong Chuẩn mực kế toán số 04 và Thông tư 203/2009/TT-BTC nhưng lại coi

“thương hiệu” là tài sản có thể được định giá để tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa trong Thông tư 146/2007/TT-BTC đã dẫn tới việc khó khăn trong việc thực thi các quy định của pháp luật.

+ Pháp luật chưa có một chế tài đối với việc thực hiện pháp luật không đúng trong việc thương mại hóa quyền SHTT (như trong trường hợp chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng thì thường “tác giả” là người thực hiện chuyển nhượng chứ không phải là “chủ bằng bảo hộ” thực hiện việc này theo như quy định của Luật SHTT).

+ Do quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và đôi khi đó là những quy định chung cho các loại tài sản (như quy định về góp vốn bằng quyền SHTT, định giá quyền SHTT) nên chưa thể khái quát được đặc thù của các đối tượng của quyền SHTT do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong quy định pháp luật. Do vậy, với đặc thù riêng của các đối tượng của quyền SHTT phải có những quy định riêng biệt để phù hợp.

+ Chưa có một quy định pháp luật nào quy định về cơ quan nào sẽ là cơ quan quản lý việc thương mại hóa quyền SHTT, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó như thế nào, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT đối với việc thương mại hóa quyền SHTT ra sao?

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 126)