Quá trình phát triển thị trường sữa bột Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột dielac của công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 34 - 35)

* Trước năm 1975: Sản phẩm sữa trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Nguồn cung cấp sữa trên thị trường từ 2 nhà máy sản xuất trong nước ở Thủ Đức, từ hàng viện trợ của các nước tư bản cho chính quyền Sài Gịn và hàng nhập khẩu: trong đó, nguồn sữa nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất. Chủng loại khá đa dạng.

* 1975- 1985: Thời gian này chỉ có 1 cơng ty sản xuất và cung cấp sữa cho miền Nam là Công ty sữa Miền Nam. Trong điều kiện đất nước mới giải phóng cịn nhiều khó khăn và nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nên chất lượng và số lượng sữa của Công ty sản xuất không đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác, sữa được phân phối và tiêu thụ theo kế hoạch của Nhà nước. Trên thị trường trở nên khan hiếm sữa, điều này tạo điều kiện cho sữa ngoại nhập tràn vào thành phố với giá cao.

* 1989 – 1991: Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, ngành sữa cũng phát triển một bước. Sản lượng và chủng loại sản xuất của Công ty sữa miền Nam nay đổi thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa Cà phê bánh kẹo miền Nam cũng tăng lên so với thời kỳ trước. Thị phần sữa sản xuất trong nước chiếm 50% và sữa nhập khẩu lậu chiếm một nửa thị phần cịn lại do có lợi thế về chất lượng và mẫu mã.

* 1992- Nay: Trong giai đoạn đầu, sữa sản xuất trong nước xuất hiện thêm sản phẩm của công ty liên doanh Foremost và một số cơng ty sữa nước ngồi thiết lập văn phòng ở Tp. HCM để nghiên cứu thị trường, đưa hàng vào trong nước. Đó là sản phẩm sữa của các nước như Thuỵ Sỹ(Nestle), Hà Lan (Tulip, Dumex), Mỹ (Klim), Nhật (Meiji)… góp phần làm cho thị trường sữa trở nên đa dạng về chủng loại và nguồn cung cấp hơn các thời kỳ trước. Các công ty sản xuất trong nước như Vinamilk, Foremost (nay là Cô gái Hà Lan) đã thiết lập được hệ thống phân phối trên thị trường.

Trong những năm gần đây sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ sữa có mức tăng trưởng ổn định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập tăng lên, đời sống nhân dân được cải tiện do vậy người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, đặc biệt lại là các sản phẩm sữa dành cho trẻ em.

Trong 10 năm qua, ngành chế biến sữa Việt Nam đã không ngừng đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại với tổng số vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng để chiếm lĩnh thị trường trong nước và đạt được tốc độ tăng trưởng từ 8-12%. Nhu cầu tăng cùng với quy mô thị trường tiêu thụ thuộc loại lớn ở Đông Nam A đã thu hút nhiều cơng ty nước ngồi đầu tư vào sản xuất sữa ở Việt Nam. Hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường sữa rất gay gắt, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước và sữa ngoại nhập.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột dielac của công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w