Tình hình sản xuất/ nhập khẩu sữa bột trên thị trường

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột dielac của công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 35 - 38)

2.1.2.1 Tình hình sản xuất sữa bột trên thị trường

Số lượng bò sữa năm gần đây tăng đáng kể. Trong thống kê của Tổng cục thống kê đến 4/2012 thì số lượng bò sữa cả nước là 158.366 con. Tuy nhiên, số liệu này phản ánh chưa chính xác điều kiện thực tế vì trong những năm gần đây các cơng ty trong nước đẩy mạnh việc nhập bò sữa từ Australia và New Zealand về. Số lượng đàn bò sữa tăng chỉ tương ứng với lượng bị sữa các cơng ty nhập về. Tổng cục thống kê đã công bố số liệu tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất năm 2012 đạt khoảng 381.740 tấn, tăng khoảng 10,5% so với năm 2011, đáp ứng khoảng 22% tổng lượng sữa tiêu dùng cho cả nước với nhu cầu tiêu dùng khoảng 14 lít/người/năm. Ơng Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN, cho biết: “Tổng đàn bị sữa năm 2012 có 167.000 con, dự kiến sẽ tăng lên 400.000 con vào năm 2020, tổng sản lượng sữa tươi lúc đó sẽ tăng lên gần gấp 3 lần, từ 381.000 tấn hiện nay lên 1 triệu tấn vào 2020; nhưng cũng chỉ đáp ứng 35% nhu cầu tiêu dùng sữa tươi trong nước. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chương trình giống quốc gia, cần khơi phục lại dự án giống bị sữa vì VN đang rất thiếu sản phẩm quan trọng này”.

Hết tháng 12/2012, cả nước sản xuất được 75,1 nghìn tấn sữa bột, đạt 107,3% kế hoạch đề ra cho năm 2012. Các chỉ số tồn kho đối với sữa và sản phẩm sữa giảm 2,4% và giảm 7,0% so với cùng kỳ năm 2011. Hiện tại, ngành chế biến sữa là ngành cho tỷ lệ tồn kho thấp nhất so với các ngành khác. Năm 2013, thị trường sữa bột của chúng ta đạt 70 nghìn tấn, tương đương với 28.000 tỉ đồng và sẽ tăng lên mức 90 nghìn tấn (tương đương 48.000 tỉ đồng) vào năm 2017.

Với những dự báo khả quan này, hàng loạt doanh nghiệp sữa đã đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hiện nay, trên thị trường có 7 cơng ty chính trong ngành sữa: cơng ty sữa Việt Nam - Vinamilk, công ty Dutch Lady, công ty TNHH Nestlé Việt Nam, công

ty Nutifood, công ty cổ phần Hanoi Milk, công ty Đại Tân Việt, công ty F&N, và nhiều cơng ty có quy mơ sản xuất nhỏ khác. Các cơng này hiện nay đang cạnh tranh khá gay gắt trên phần lớn các phân khúc của thị trường.

Đối với sản phẩm sữa bột, Vinamilk chiếm khoảng 19% thị phần nội địa. Thị phần cịn lại thuộc sản phẩm của các cơng ty: Abbot, Mead Johnson, Friesland Campina…

Biểu đồ 2.1: Thị phần của một số hãng sữa lớn trên thị trường sữa bột

Nguồn: Báo cáo ngành sữa của VP Bank - 2014 2.1.2.2 Tình hình nhập khẩu sữa bột trên thị trường

Thị trường sữa Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào hàng nhập khẩu khi lượng sữa sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu dùng và chủ yếu phục vụ sản xuất sữa nước. Trong 70% nhập khẩu thì có 50% là sữa ngun liệu và chỉ có 20% là sữa thành phẩm.

Với bột sữa nguyên liệu để sản xuất sữa bột, đặc biệt là sữa bột cho trẻ em hiện nay trên thế giới không phải nước nào cũng có thể sản xuất được. Theo các chuyên gia ngành sữa thì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sữa bột trong nước cũng như các công ty sữa trên thế giới có sản xuất các sản phẩm sữa bột đều sản xuất các sản phẩm sữa bột trên cơ sở sữa bột nền có pha trộn thêm các vi chất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể như chất béo, DHA, ARA… Hiện nay chỉ một số ít các nước trên thế giới có thể sản xuất được sữa bột nền có chất lượng,

trong đó có thể kể đến là Mỹ, Úc, New Zealand, Hà Lan. Các doanh nghiệp sản xuất sữa bột của Việt Nam cũng chủ yếu nhập khẩu sữa bột nền từ các quốc gia này để làm nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm sữa bột của mình

Bảng 2.1: Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 5 tháng 2013

ĐVT: USD KNNK T4/2013 KNNK T5/2013 KNNK 5T/2013 KNNK 5T/2012 % +/- KN so T4/2013 % +/- KN so cùng kỳ Tổng KNNK 84.482.219 78.397.797 397.156.502 450.329.078 -7,20 -11,81 New Zealand 33.570.396 23.579.365 114.582.815 113.037.022 -29,76 1,37 Hoa Kỳ 13.192.504 15.527.999 70.054.393 57.110.098 17,70 22,67 Thái Lan 3.996.833 2.600.811 25.872.255 22.022.102 -34,93 17,48 Hà Lan 5.096.203 5.359.889 24.189.927 56.588.028 5,17 -57,25 Đan Mạch 5.823.485 1.591.338 21.431.520 17.241.746 -72,67 24,30 Pháp 3.664.596 3.479.771 19.798.364 24.853.492 -5,04 -20,34 Malaisia 3.931.374 3.519.330 19.334.847 21.195.578 -10,48 -8,78 Đức 1.996.288 3.404.145 14.233.596 29.117.223 70,52 -51,12 Australia 641.001 1.639.108 8.932.557 6.966.191 155,71 28,23 Hàn Quốc 837.980 1.439.789 5.446.515 4.248.442 71,82 28,20 Ba Lan 638.171 1.378.736 4.254.139 8.214.427 116,04 -48,21 Philippin 479.427 1.560.329 3.567.514 1.659.504 225,46 114,97 Tây ban Nha 338.100 381.210 2.180.794 3.797.904 12,75 -42,58

(Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan)

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tháng 12 năm 2012 là 73.161.708 USD. Cộng dồn 12 tháng/2012, nước ta nhập sữa và sản phẩm sữa với giá trị đạt 840.736.015 USD, tương đương so với năm 2011. 5 tháng đầu năm 2013, Việt nam đã chi 397,1 triệu USD cho nhập khẩu sữa và sản phẩm, giảm 11,81% so với cùng kỳ năm 2012.

New Zealand, Hoa kỳ, Thái Lan, Hà Lan, Đan mạch, Australia... là những thị trường chính cung cấp mặt hàng sữa và sản phẩm cho Việt Nam trong thời gian này. Dẫn đầu về kim ngạch là thị trường New Zealand, chiếm 28,8% thị phần, tương đương với kim ngạch 114,5 triệu USD tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tính riêng tháng 5/2013, nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường New Zealand lại gimả 29,76% so với tháng liền kề trước đó, đạt kim ngạch 23,5 triệu USD.

Đứng thứ hai sau New Zealand là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch trong tháng là 15,5 triệu USD tăng 17,7% so với tháng 4/2013, nâng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường này lên trên 70 triệu USD, tăng 22,67% so với cùng kỳ năm 2012

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột dielac của công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 35 - 38)