Các nhân tố môi trường ngành kinh doanh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột dielac của công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 30)

1.3.2.1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chức năng tương đương và sẵn sàng thay thế nên tìm hiểu những tổ chức này là rất quan trọng. Các tổ chức cạnh tranh xác định bản chất và mức độ cạnh tranh trong kinh doanh hay dùng những thủ đoạn để giữ vững vị trí. Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại phụ thuộc vào số lượng đối thủ cạnh tranh, quy mô của đối thủ, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm và tính khác biệt của sản phẩm. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu mới có tính ưu việt phục vụ cho hoạt động sản xuất với mục đích tạo ra các sản phẩm mới với nhiều ưu điểm hơn. Doanh nghiệp nào tìm được nhiều nguồn cung cấp mới sẽ có cơ hội gia tăng chất lượng sản

phẩm, giá thành giảm và giành được ưu thế so với đối thủ. Cần phải thường xuyên phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để xác định vị thế của mình qua đó xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp.

1.3.2.2 Các đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn là đối thủ có khả năng tham gia thị trường ngành trong tương lai để hình thành đối thủ cạnh tranh mới, giành thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối thủ mới này sẽ đem lại cho ngành các năng lực sản xuất mới, thúc ép các công ty hiện có trong ngành phải trở nên hiệu quả hơn. Việc xâm nhập ngành phụ thuộc vào rào cản thể hiện qua phản ứng của đối thủ cạnh tranh hiện tại. Việc tìm hiểu đối thủ này và có những biện pháp phù hợp để đối phó là cách các doanh nghiệp giữ vững và phát triển thị phần của mình.

1.3.2.3 Nhà cung cấp

Là những người cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng. Các đối tượng chủ yếu sau đây cần lưu tâm:

Người bán vật tư thiết bị, nguyên vật liệu. Nhà cung cấp có thể tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đi kèm, không có mặt hàng thay thế. Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp mua hàng cần tác động đến một hay nhiều yếu tố trên bằng cách hội nhập dọc là mua lại cơ sở cung cấp hàng hoặc mua lại giấy phép độc quyền.

Cộng đồng tài chính, liên quan hoạt động vay vốn ngắn hạn, dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu.

Nguồn cung cấp lao động giúp doanh ngiệp có nguồn nhân lực để hoạt động. Người cung cấp tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, là nguồn cung ứng đầu vào góp phần tạo nên sản phẩm có chất lượng.

1.3.2.4 Khách hàng

Khách hàng là người mua sản phẩm của công ty. Yêu cầu từ phía khách hàng đối với nhà cung cấp sản phẩm ngày càng khắt khe và đa dạng hơn. Để tiếp cận với nhu cầu này, doanh nghiệp phải đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, bám sát nhu cầu thị trường và tập trung thoả mãn khách hàng trên cơ sở cung cấp sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng hoá mẫu mã. Khách hàng có khả năng làm lợi luận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm

nhiều công việc dịch vụ hơn. Do dó, doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin, định hướng tiêu thụ hiện tại và tương lai là cơ sở để hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh.

1.3.2.5 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm mới thay thế là sản phẩm khác về tên gọi và thành phần nhưng đem lại cho khách hàng tính năng và lợi ích sử dụng tương đương sản phẩm của doanh nghiệp. Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Phần lớn các sản phẩm mới thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Do vậy các doanh nghiệp phải chú ý và dành nguồn lực để phát triển và vận dụng công nghệ mới.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột dielac của công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w