5. Kết cấu của luận văn
2.2.2.2. Về đội ngũ giáo viên
Trong những năm gần đây, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường TCCN tăng khá nhanh. Sự ra đời của Điều lệ trường TCCN theo Quyết định số 43/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 (trước đó là Điều lệ trường TCCN ban hành theo Quyết định số 24/2000/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000) đã buộc các trường phải chuẩn hóa dần đội ngũ.
Mặt khác, trong xu thế nhiều trường TCCN có nguyện vọng nâng cấp lên thành trường cao đẳng, yêu cầu nâng chuẩn đội ngũ giáo viên lại cần phải được đáp ứng nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, từ năm học 2007 – 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 693/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 02 năm 2007 quy định về việc quy đổi từ số giảng viên, giáo viên sang chỉ tiêu tuyển sinh, do vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên tương ứng quy mô đào tạo đã trở thành mục tiêu đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của các trường.
Tính trên tổng số, không phân biệt cơ hữu hay thỉnh giảng, trong những năm gần đây, đội ngũ giảng viên, giáo viên (sau đây gọi chung là GV) đã tăng lên nhiều lần. Phân tích trình độ đào tạo của đội ngũ trực tiếp giảng dạy, có thể thấy số GV có trình độ ĐH và sau ĐH đã tăng tương đối nhanh. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử, nhiều trường vẫn còn sử dụng số GV có trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật làm GV hướng dẫn thực hành cho HS.
Kể cả các trường công lập, giáo viên TCCN được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, ở các trường ngoài công lập, số GV chưa có nghiệp vụ sư phạm khi mới tuyển vào chiếm tỷ lệ khá lớn. So với trường ngoài công lập, trường công lập không có sự chủ động trong việc tuyển GV do quyền tuyển GV thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo và Sở Nội vụ, nhưng toàn bộ GV đều là cư dân của TP. HCM. Trong khi đó, GV của trường ngoài công lập đến từ nhiều địa phương khác nhau (yếu tố giọng nói của từng vùng miền đôi khi cũng là một trở ngại cho GV trong việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghề cho HS).
Tham khảo số liệu thống kê cụ thể tình hình phát triển đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy trong năm học 2012 - 2013 tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM, ta có kết quả được thể hiện như các bảng số liệu sau:
Số lượng giảng viên – giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng Bảng 2.8. Thống kê số lượng giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng
Phân loại
Tổng số GV
Thống kê trình độ giáo viên Gíao sư
P. Giáo sư Tiến sĩ
Thạc sĩ Đại học Cao đẳng khác Cơ hữu 2,195 41 72 460 1,514 65 47 0.59 1.13 7.52 22.76 0.65 0.41 Thỉnh giảng 2,804 11 79 727 1,781 139 47 0.11 1.06 9.52 18.89 0.63 0.49 Tổng cộng 4,999 52 151 1,187 3,295 204 94 0.70 2.19 17.04 41.65 1.29 0.90
(Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh)
Tình hình thực tế thể hiện trên biểu đồ 2.8 cho thấy: hiện nay số lượng giáo viên thỉnh giảng nhiều hơn so với số lượng giáo viên cơ hữu, tình trạng này phần lớn là ở trường ngoài công lập, như vậy nhiều trường chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GDĐT về tỷ lệ GV cơ hữu (tối thiểu 30% trên tổng số GV của nhà trường), điều này cũng đặt ra câu hỏi về tính nguyên tắc trong việc quy đổi tỷ lệ GV sang chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của nhà trường.
Thâm niên giảng dạy
Bên cạnh những số liệu trên thì chúng ta cũng cần xem xét đến tình trạng về thâm niên giảng dạy của GV, kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 2.9. Thống kê thâm niên giảng dạy của giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng
Khoản mục Tổng số GV
Thâm niên giảng dạy
<5 năm 5-10 năm 10-20 năm >20 năm
Cơ hữu 2,195 662 640 371 168 8.81 10.45 6.16 2.13 Thỉnh giảng 2,804 731 800 521 153 7.67 9.41 5.10 1.69 Tổng cộng 4,999 1393 1440 892 321 16.48 19.86 11.26 3.81
(Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh)
Về thâm niên giảng dạy của GV cơ hữu thì căn cứ tình hình thực tế được thể hiện qua số liệu trên biểu đồ 2.9 cho thấy rằng: GV giàu kinh nghiệm (>20 năm) chiếm số lượng thấp nhất (168 GV) và cao nhất là lực lượng GV trẻ, năng động, nhiệt huyết nhưng có ít kinh nghiệm (<5 năm) với số lượng là 662 GV, và đa số GV còn lại có thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy từ 5 – 20 năm chiếm số lượng lớn.
Đối với thâm niên giảng dạy của GV thỉnh giảng thì: chiếm đa số là lực lượng giáo viên giàu kinh nghiệm (5-10 năm) với số lượng 800 GV, tiếp theo là đội ngũ GV trẻ với kinh nghiệm từ 5-10 năm và thấp nhất là GV có kinh nghiệm >20 năm.
Nhìn chung, về kinh nghiệm thì hiện nay lực lượng GV có kinh nghiệm từ 5- 10 năm chiếm đa số, với số lượng hiện tại thì cũng một phần đáp ứng được nhu cầu giảng dạy tại các trường, tuy nhiên GV cũng cần giảng dạy và học tập, nghiên cứu, tự trau dồi kiến thức nhiều hơn để tích lũy kinh nghiệm, trình độ nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đạt mức tốt hơn.
Trình độ chuyên môn
Bảng 2.10. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ chuyên môn Trình độ 2011-2012 2012-2013 Mức tăng, giảm
Giáo sư, Phó Giáo sư 90 159 69
Tiến sĩ 185 699 514
Thạc sĩ 1,003 3,016 2,013
Đại học 2,214 4,221 2,007
Khác 257 231 (26)
Biểu đồ 2.10. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ chuyên môn
Qua số liệu trên biểu đồ 2.10 cho thấy: vào năm học 2012-2013 số lượng giáo viên có học vị thạc sĩ tăng nhanh (2013 GV) và trình độ đại học cũng tăng khá nhanh (2007 GV), trong khi đó giáo viên có trình độ khác thì giảm 26 GV, còn giáo viên có học vị tiến sĩ cũng tăng nhưng không nhiều, đạt mức tăng 514 GV so với năm học 2011-2012.
Trình độ sư phạm
Bảng 2.11. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ sư phạm
Trình độ 2011-2012 2012-2013 Mức tăng, giảm
Sư phạm bậc 1 1,037 2,686 1,649
Sư phạm bậc 2 1,076 2,298 1,222
Biểu đồ 2.11. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ sư phạm
Kết quả trên biểu đồ 2.11 chứng tỏ vào năm học 2012-2013 số lượng giáo viên có trình độ sư phạm bậc 1 tăng đáng kể (1.649 GV) và trình độ sư phạm bậc 2 cũng tăng khá cao (1.222 GV), trong khi đó giáo viên có trình độ sư phạm bậc 2 trong năm học 2011-2012 thì cao hơn giáo viên có trình độ sư phạm bậc 1, nhưng trong năm học 2012-2013 thì số lượng giáo viên có trình độ sư phạm bậc 2 lại thấp hơn.
Tình hình thực tế cũng cho thấy: yêu cầu để giảng dạy bậc trung cấp chuyên nghiệp thì giáo viên cần có chứng chỉ sư phạm bậc 1, tuy nhiên một giáo viên nếu đạt trình độ, học vị cao hơn thì có thể giảng dạy ở nhiều cấp bậc đào đạo, do đó giáo viên cũng cần phải trải qua quá trình học tập, bồi dưỡng để đạt mức trình độ sư phạm bậc 2 nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, phục vụ công việc học tập và nghiên cứu khoa học.
Trình độ tin học
Bảng 2.12. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ tin học
Trình độ 2011-2012 2012-2013 Mức tăng, giảm
Trình độ A 1,500 2,679 1,179
Trình độ B 885 2,039 1,154
Trình độ C 32 113 81
(Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh)
Biểu đồ 2.12. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ tin học
Qua số liệu trên biểu đồ 2.12 cho thấy: nhìn chung vào năm học 2012-2013 số lượng giáo viên có trình độ tin học tăng khá nhanh, cụ thể GV có trình độ tin học A đạt mức cao (1.179 GV) và trình độ tin học B (1.154 GV), trong khi đó giáo viên có trình độ tin học C chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ tăng 81 GV so với năm học 2011-2012.
Từ kết quả thực tế trên ta cũng thấy rằng: hiện nay giáo viên đã cập nhật tiến bộ công nghệ thông tin khá nhanh, đã ứng dụng rất nhiều vào việc thiết kế bài giảng, soạn giáo trình, và phục vụ chung cho công việc giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, về chuyên ngành thì mỗi giáo viên một lĩnh vực khác nhau nên mức độ tìm hiểu và ứng dụng tin học trong giảng dạy cũng khác nhau. Trong khi đó, những giáo viên chuyên ngành công nghệ thông tin là ngoại lệ, thì đại đa số giáo viên lớn tuổi sẽ ít cập nhật sự phát triển công nghệ thông tin hơn đội ngũ giáo viên còn trẻ, năng động.
Trình độ ngoại ngữ
Bảng 2.13. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ ngoại ngữ Trình độ 2011-2012 2012-2013 Mức tăng, giảm
Trình độ A 1,041 1,083 42 Trình độ B 1,155 3,007 1,852 Trình độ C 322 1,203 881
(Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh)
Với kết quả được thể hiện trên biểu đồ 2.13 thì trong năm học 2012-2013 số lượng giáo viên có trình độ ngoại ngữ tăng khá nhanh, cụ thể GV có trình độ ngoại ngữ A tăng nhưng không nhiều (42 GV) trong khi đó trình độ ngoại ngữ B tăng mạnh (1.852 GV), và giáo viên có trình độ ngoại ngữ C cũng tăng khá nhiều (881 GV) so với năm học 2011-2012.
Từ kết quả trên ta thấy, để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy chuyên nghiệp đòi hỏi người giảng dạy phải đạt trình độ nhất định về ngoại ngữ. Trong bối cảnh ngành giáo dục đào tạo đang trên đà phát triển và đặt chỉ tiêu nâng cao chất lượng đào tạo lên hàng đầu thì trình độ ngoại ngữ của giáo viên càng phải được quan tâm hơn nữa, phải tự trau dồi kiến thức, nâng cao khả năng giao tiếp, và phải tự học, tự rèn luyện thêm nữa, ít nhất thì khả năng ngoại ngữ cũng đạt sự lưu loát, tự tin trong giao tiếp.
Nhận xét chung về tình hình giáo viên: Song song với việc lên lớp dạy học, GV cũng đã tham gia một số hoạt động khác như dự các khoá bồi dưỡng chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm, hướng dẫn hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm của HS, đưa HS đi thực tế như:
-Khóa tập huấn về công tác quản lý chất lượng cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tháng 12/2012, cho Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng các trường chuyên nghiệp tại Vũng Tàu do tổ chức CREFAP tài trợ toàn bộ kinh phí.
-Sở GDĐT Tp.HCM cử 12 giáo viên sang Hàn Quốc học tập nâng cao trình độ về ngành công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, thì thực trạng đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy vẫn còn bộc lộ một số khuyết điểm cần được quan tâm:
-Số lượng GV tăng lên phần lớn là do việc hình thành thêm các trường mới. Tại một số trường ngoài công lập, số GV được bổ sung mới chưa tương xứng với quy mô đào tạo kể cả so với ngành nghề đào tạo. Mặt khác, hầu hết các trường TCCN đều là các trường đa cấp (đào tạo TCCN và dạy nghề, các lớp ngắn hạn), các trường TCCN lớn đã nâng cấp thành trường cao đẳng, chưa kể bên cạnh hệ đào tạo chính quy còn có các loại hình đào tạo khác với quy mô rất lớn, cho nên về số
lượng, GV ở các trường chuyên nghiệp thành phố còn thiếu hụt nhiều, nhất là đối với các ngành kỹ thuật, công nghệ.
-Trong những năm gần đây, nhu cầu học các ngành y dược bậc trung cấp phát triển nhanh, nhiều trường đã mở thêm mã ngành đào tạo điều dưỡng đa khoa và dược trung cấp, dẫn đến tình trạng khủng hoảng đội ngũ GV giảng dạy cũng như thiếu cơ sở cho HS thực hành thực tập theo quy chuẩn đào tạo của Bộ y tế. Trong khi đó, ở các trường trung cấp đào tạo nhóm ngành kinh tế (kế toán, quản trị, du lịch…) thì số GV khá ổn định nhưng số HS hệ chính quy ngày càng có xu hướng giảm dần.
-Vẫn còn tỷ lệ nhất định GV là những người tốt nghiệp cao đẳng, TCCN, CNKT đang tham gia hướng dẫn – giảng dạy thực hành nghề chưa được chuẩn hóa, số đạt trình độ trên, sau ĐH không đồng đều giữa các trường, đa phần là ở bộ phận GV thỉnh giảng.
-Về chất lượng giảng dạy, theo ý kiến đánh giá của cơ quan quản lý và cán bộ quản lý các trường, tuy có nhiều GV đã giảng dạy lâu năm, có kinh nghiệm nhưng kiến thức chuyên môn mới của công nghệ, kỹ thuật và nghiệp vụ tiên tiến hiện đại chưa được bồi dưỡng cập nhật kịp thời và chưa thường xuyên. Hơn nữa, do có nhiều trường mới được thành lập trong thời gian gần đây, đa số GV ở các trường này là những người trẻ, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng nhìn chung còn chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy trong tình hình mới.
Thực hiện thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT các trường đã tăng cường đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất để tăng quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo đa dạng hơn, trình độ giáo viên được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng giáo viên cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn hạn chế, và số lượng giáo viên chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm vẫn còn khá nhiều, số lượng giáo viên chưa tương xứng với quy mô hiện có.