5. Kết cấu của luận văn
3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Muốn có chất lượng đào tạo tốt, trước hết các điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng phải đủ, tốt và phù hợp. Không thể có chất lượng tốt trên nền tảng của chương trình lạc hậu, chậm đổi mới cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên “vừa thiếu, vừa yếu”. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, trước hết cần nâng cao chất lượng các điều kiện bảo chất lượng. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp sau:
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ GV, cán bộ quản lý. - Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa trường và các đơn vị khác.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các khuyến nghị với chính phủ, với Bộ Giáo dục và Đào tạo, với Ủy ban Nhân dân thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo, với trường TCCN để mô hình đào tạo nguồn nhân lực bậc TCCN ngày càng hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Tp.HCM là một trung tâm về nhiều mặt của cả nước, trong thời gian qua đã nỗ lực không ngừng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần thiết phải có một tầm nhìn chiến lược để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động ở thành phố cũng như của khu vực. Giáo dục nghề nghiệp nói chung và giáo dục chuyên nghiệp nói riêng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo người lao động có trình độ trung cấp để cân bằng cơ cấu trình độ nguồn nhân lực.
Tuy trước mắt còn nhiều khó khăn, nhưng với những cơ sở ban đầu đã tích lũy, xây dựng được, các trường TCCN của Tp.HCM có đủ kinh nghiệm và nền tảng thực tiễn để chủ động, sáng tạo vươn lên thực hiện nhiệm vụ. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã cố gắng tiếp cận hệ thống trường TCCN, tìm hiểu các yêu cầu, tính toán các dự báo về phát triển quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của thành phố, đề xuất hệ thống giải pháp khả thi và các điều kiện cần có, như một gợi ý giúp các trường và các cơ quan chức năng giải quyết bài toán nâng cao năng lực đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới 2015 – 2020.
Do hạn chế về nguồn thông tin cũng như năng lực, có thể còn nhiều vấn đề chưa được xem xét, cách tiếp cận vấn đề chưa hiệu quả, nhưng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tạo cơ sở cho các trường TCCN của thành phố đẩy nhanh quá trình phát triển, phát triển một cách bền vững trên cơ sở xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường học, các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật dạy học đồng bộ, tương ứng với tốc độ phát triển quy mô đào tạo. Bên cạnh đó, cũng mong nhận được sự góp ý để luận văn hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, NXB Chính trị Quốc gia.
2. Vụ Đại học và Sau đại học, (2005), Hướng dẫn xây dựng bộ chương trình khung cho các ngành đào tạo.
3. Tô Thị Thanh Nga, (2010), Các giải pháp và điều kiện để củng cố và phát triển trường Trung cấp chuyên nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội từ nay đến năm 2015 tầm nhìn đến 2020.
4. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008.
5. Phạm Minh Hạc, (2002), Giáo dục thế giới bước vào thế kỷ 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Thái Duy Tuyên, (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
7. Luật Giáo dục, (2005), NXB Chính trị Quốc gia.
8. Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ dung), (2010), NXB Lao động.
9. Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 1 giảng viên, giáo viên.
10. Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
11. Thông tư 22/2014/TT-BGDĐT về quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp 12. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Trung cấp chuyên nghiệp tư thục,
ban hành kèm theo Thông tư số 35/2009/ TT-BGDĐT ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vả Đào tạo.
13. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 và triển khai nhiệm vụ năm học 2013-2014, Sở Giáo dục – đào tạo Tp.HCM.
14. Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, (2010), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới và phát triển giáo dục chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”. 15. Lý Quỳnh Anh, (2014), Đánh giá, kiểm tra, xếp hạng các cơ sở giáo dục – đào
tạo tại Việt Nam, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, số 107, tháng 11 năm 2014, 44-49.
16. Nguyễn Đình Thọ, (2012), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.