Nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Nội dung chương trình đào tạo

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nội dung và cấu trúc nội dung đào tạo. Theo cách hiểu thông dụng, nội dung đào tạo là tập hợp các kiến thức về văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, các chuẩn mực thái độ - nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. Nội dung đào tạo cơ bản được phản ánh trong các chương trình khung (curriculum standard).

Chương trình khung là văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho từng ngành đào tạo cụ thể, trong đó quy định cơ cấu nội dung môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bố thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên môn, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Nó bao gồm khung chương trình cùng với những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đài học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp.

Trong định nghĩa của chương trình khung ở trên, thì khung chương trình (curriculum framework) quy định khối lượng tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các

chương trình đào tạo. Khung chương trình xác định sự khác biệt về chương trình tương ứng với các trình độ đào tạo khác nhau nhưng không cho thấy sự khác biệt giữa các ngành đào tạo.

Chương trình giáo dục các hệ đào tạo được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các môn khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, các môn khoa học tự nhiên, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm các môn kiến thức cơ sở, các môn kiến thức ngành, các môn kiến thức & kỹ năng nghề nghiệp bổ trợ và thực tập nghề nghiệp.

Cấu trúc chương trình giáo dục trung học chuyên nghiệp bao gồm những thành phần cơ bản là khối các môn học chung (Giáo dục quốc phòng, chính trị, thể dục thể thao, tin học, ngoại ngữ, giáo dục pháp luật) và khối các môn cơ sở và các môn chuyên ngành (bao gồm môn lý thuyết và môn thực hành).

Quá trình thiết kế nội dung, chương trình đào tạo cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc khoa học: Nội dung chương trình bảo đảm tính khoa học của hệ thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ.

-Nguyên tắc thực tiễn: Một mặt, nội dung chương trình phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện (phương tiện, giáo viên,…), bảo đảm tính khả thi của chương trình. Mặt khác phải phù hợp với trình độ thực tế và dự báo phát triển kỹ thuật - công nghệ của các lĩnh vực sản xuất - dịch vụ.

-Nguyên tắc vừa sức: Nội dung chương trình phù hợp với đối tượng tuyển sinh, với yêu cầu của mục tiêu đào tạo và điều kiện đảm bảo.

-Nguyên tắc hệ thống: Bảo đảm nội dung chương trình có cấu trúc hợp lý, kết hợp hài hòa lôgic khoa học - công nghệ và lôgic sư phạm, cần có phần hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

-Nguyên tắc liên thông: Nội dung, chương trình đào tạo cần được thiết kế bảo đảm yêu cầu liên thông đào tạo giữa các bậc học, ngành nghề đào tạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)