5. Kết cấu của luận văn
2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho người lao động là yêu cầu khách quan trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia. Giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng để phát triển nguồn nhân lực lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp, cung ứng cho thị trường lao động và nhu cầu xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.
Tại Tp. HCM, việc đào tạo nguồn nhân lực đang được thực hiện bởi nhiều cơ sở giáo dục với các cấp độ khác nhau và thuộc nhiều ngành quản lý. Nhiều năm qua, các trường TCCN của thành phố đã góp phần đáng kể vào việc cung ứng một lực lượng lao động qua đào tạo cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội không chỉ cho riêng thành phố mà còn cho các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động, hệ thống giáo dục TCCN của thành phố vẫn chưa theo kịp đà phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cũng chưa tiếp cận được với trình độ giáo dục nghề nghiệp tiên tiến của các nước trong khu vực, chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ trung cấp của các ngành, của thành phố và của cả nước.
Đánh giá một cách khách quan, khoa học hiện trạng năng lực và chất lượng, hiệu quả đào tạo của các trường TCCN thuộc Tp. HCM trước những cơ hội và thách thức lớn lao trong quá trình hội nhập quốc tế là nhằm tập hợp các thông tin chính xác làm căn cứ cho việc tìm ra các giải pháp, xây dựng những hướng đi mới để phát triển toàn bộ hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, cụ thể là của từng trường TCCN của thành phố.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TCCN TẠI KHU VỰC TP.HCM ĐẾN NĂM 2020