5. Kết cấu của luận văn
1.3.1.2. Các phương pháp kiểm tra
a. Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)
Đây là hình thức kiểm tra có thể sử dụng bất cứ lúc nào trong quá trình dạy học. Kiểm tra vấn đáp có những ưu khuyết điểm sau:
Ưu điểm:
- Kiểm tra vấn đáp giúp giáo viên dễ dàng nắm được tư tưởng và cách suy luận của người học để kịp thời uốn nắn những sai sót trong lời nói đồng thời giúp người học sử dụng đúng những thuật ngữ và diễn đạt một cách lôgic.
- Học sinh hiểu rõ và nhớ lâu hơn nhờ trình bày bằng ngôn ngữ của mình. - Giúp giáo viên có thể nhận định được ngay và xác định đúng trình độ của người học khi hỏi thêm các câu hỏi phụ.
Giáo viên Nội dung Người học
Kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra vấn đáp là phương tiện giúp người học mạnh dạn phát biểu ý kiến, luyện tập khả năng diễn đạt ý tưởng. Sử dụng phương pháp này giúp học sinh tích cực tham gia vào bài học và tạo không khí sinh động cho lớp học.
Khuyết điểm:
- Kết quả trả lời của một số học sinh không thể coi là đại diện cho cả lớp, không cho phép giáo viên đánh giá đúng mức trình độ chung của cả lớp.
- Áp dụng kiểm tra cho cả lớp mất nhiều thời gian. Các câu hỏi phân phối cho học sinh có độ khó không đều nhau.
- Do những yếu tố bên ngoài tác động có thể dẫn tới sự chủ quan của giáo viên
b. Kiểm tra tự luận
Kiểm tra tự luận thường được sử dụng để kiểm tra định kỳ sau khi học xong một chương trình hay một phần, thời gian kiểm tra thường từ một tiết trở lên. Kiểm tra viết cũng có thể sử dụng ngay trong lúc giảng dạy nhưng trong thời gian ngắn, vì vậy có ý nghĩa khảo sát sự chuyên cần của học sinh. Kiểm tra tự luận có những ưu khuyết điểm sau:
Ưu điểm:
- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra toàn bộ học sinh của lớp về một nội dung nhất định.
- Học sinh có đủ thời gian để suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trình bày đầy đủ hiểu biết của mình đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo. Qua bài kiểm tra, giáo viên nắm được trình độ chung của lớp và của từng học sinh.
Khuyết điểm:
- Nội dung kiểm tra thường không bao trùm được toàn bộ chương trình cần kiểm tra. Chính vì vậy, học sinh có thể “học tủ”.
- Kết quả kiểm tra thường chịu ảnh hưởng bởi cách trình bày, chữ viết và cách hành văn của người làm bài.
c. Kiểm tra trắc nghiệm
Trắc nghiệm thành tích học tập với tính cách một công cụ để khảo sát trình độ học tập của người học, nó có đặc điểm cơ bản là có tính tin cậy cao. Tính tin cậy
của trắc nghiệm biểu hiện qua sự ổn định của kết quả đo lường. Điểm số trắc nghiệm không phụ thuộc vào người chấm nên còn gọi là kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Tính tin cậy của trắc nghiệm còn thể hiện ở kết quả đo lường phân biệt được trình độ của học sinh.
d. Kiểm tra thực hành
Đây là hình thức kiểm tra hữu hiệu nhất và không có hình thức kiểm tra nào có thể thay thế được để đánh giá kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề. Tuy vậy, nhược điểm của hình thức kiểm tra này là đòi hỏi nhiều thời gian để thực hiện, giáo viên phải theo dõi suốt quá trình và phải có đầy đủ phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị, máy móc.