Mục tiêu và nhiệm vụ của các trường TCCN tại khu vực Tp.HCM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 83)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.Mục tiêu và nhiệm vụ của các trường TCCN tại khu vực Tp.HCM

3.1.1. Mục tiêu

Trong những năm tiếp theo, các trường TCCN của Tp. HCM phải hướng đến mục tiêu tổng quát là:

Hoàn thiện hệ thống trường lớp, phát triển mạnh mẽ đào tạo TCCN trên cả 3 mặt: quy mô, chất lượng và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật, nghiệp vụ cho thị trường lao động trên địa bàn thành phố. Hợp lý hoá cơ cấu đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển. Duy trì và phát huy vai trò trung tâm giáo dục trình độ cao của khu vực phía Nam.

3.1.2. Nhiệm vụ

Để đạt được các mục tiêu đề ra, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp thành phố cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

3.1.2.1. Mở rộng quy mô đào tạo, thực hiện đa dạng hóa đào tạo

Việc mở rộng qui mô đào tạo phải gắn liền với nhu cầu và trình độ phát triển của mỗi khu vực dân cư, khu vực kinh tế trọng điểm của thành phố theo một số định hướng cụ thể như sau:

-Tăng qui mô tuyển sinh hàng năm từ 10% đến 15% nhằm góp phần đạt tỷ lệ 70% lao động qua đào tạo nghề vào năm 2015 (trong đó trình độ trung cấp trở lên đạt 30% tổng số lao động đã qua đào tạo) và đạt đến 100% người lao động qua đào tạo vào 2020 (trong đó trình độ trung cấp trở lên đạt 35% tổng số lao động đã qua đào tạo) theo định hướng của thành phố.

-Ưu tiên mở rộng qui mô, loại hình đào tạo phục vụ nhu cầu lao động kỹ thuật, nghiệp vụ cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, góp phần tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào thành phố.

-Khuyến khích các trường mở mã ngành đào tạo mới phù hợp với nhu cầu cung ứng lao động cho các ngành kinh tế trọng yếu của thành phố.

-Đa dạng hóa các loại hình đào tạo: Chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo tại các quận, huyện, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo địa chỉ sử dụng và nhu cầu học tập của xã hội. Tăng cường liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo nước ngoài.

3.1.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo

Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của phát triển giáo dục chuyên nghiệp thành phố. Trong những năm tới cần phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo lên một bước mới, trong đó chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng mềm của học sinh.

Trong quá trình đào tạo, đặc biệt là khâu hướng dẫn thực hành nghề nghiệp, kỹ năng phải tiếp cận thực tiễn đổi mới phát triển từng ngày của lao động sản xuất để tạo cơ sở cho người học sau khi tốt nghiệp TCCN thích ứng nhanh, phát huy ngay tác dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, dịch vụ…khắc phục nhanh khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng.

3.1.2.3. Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp

Thực hiện phân công theo ngành nghề đào tạo và địa bàn, khu vực kinh tế - xã hội ở thành phố nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ giữa các trường trong hệ thống giáo dục đào tạo chuyên nghiệp của thành phố.

Phát triển quy mô đào tạo theo ngành mũi nhọn của từng trường để xây dựng trường trọng điểm về những ngành đào tạo là thế mạnh của trường, làm hạt nhân nòng cốt về chuyên môn cho các trường khác có cùng ngành đào tạo.

Tập trung các nguồn lực xây dựng ít nhất là 2 trường chất lượng cao, đào tạo theo chương trình tiên tiến, chương trình chuyển giao từ liên kết với trường nước ngoài, phấn đấu để chuẩn đầu ra đạt mức chất lượng quốc gia vào năm 2015 và tiến tới mức chất lượng khu vực và quốc tế vào năm 2020.

3.2. Định hướng phát triển giáo dục hệ TCCN tại khu vực Tp.HCM từ nay đến năm 2020 năm 2020

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tp. HCM nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã đưa ra những chỉ tiêu sau đây:

-GDP cuối năm 2015 đạt 4.800 USD tính bình quân cho 1 đầu người.

-Tỉ lệ % trong cơ cấu kinh tế: nhóm ngành dịch vụ chiếm 57%, công nghiệp 42%, nông nghiệp 1%.

-Hàng năm sẽ tạo việc làm mới cho trên 120.000 người. Đến cuối năm 2015 số người lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệ 70%.

-Tổng GDP tính bình quân cho đầu người cuối 2015 đạt tỉ lệ 70%.

Ngành dịch vụ: sẽ phát triển 9 nhóm: tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm, thương mại, vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu, bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông, kinh doanh tài sản - bất động sản, dịch vụ thông tin tư vấn, khoa hoc - công nghệ, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo. Bảo đảm khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

Ngành công nghiệp: sẽ phát triển 4 nhóm ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hoá dược - cao su, chế biến tinh lương thực - thực phẩm và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phụ trợ. Đầu tư hiện đại hoá ngành xây dựng sử dụng vật liệu mới, ứng dụng công nghệ xây dựng hiện đại, nâng tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng cao hơn tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp.

Ngành nông nghiệp: phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công tác dự báo, tập trung sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, rau an toàn, cây kiểng, cá kiểng. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển – đảo – biên giới. Chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới văn minh, giàu đẹp.

Về chính sách và cơ chế: Nghị quyết cũng xác định “Tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng để phát triển các thành phần kinh tế, tiếp tục sắp xếp, đổi mới,

nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, nâng cao chất lượng kinh tế tập thể với nòng cốt là các hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn, thông tin công nghệ và thị trường. Phát triển đồng bộ 5 loại thị trường chính yếu: tài chính, hàng hoá - dịch vụ, công nghệ, bất động sản, lao động, đổi mới, nâng cao vai trò, hiệu lực của quản lý nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy vai trò của thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.

Để thực hiện những quyết định trên, Nghị quyết đưa ra 6 chương trình đột phá. Để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng nâng cao chất lượng, phát triển bền vững để hội nhập sâu và rộng hơn vào kinh tế quốc tế, Tp.HCM xác định “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” với 5 chương trình bộ phận, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011 – 2015, là một trong sáu chương trình đột phá này.

Nội dung chủ yếu của chương trình là xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tập trung nguồn nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, là đầu mối giao thương quốc tế, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của thành phố cũng có nghĩa là cung ứng một phần quan trọng nhân lực cho các địa phương khác và cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Như vậy, yêu cầu đối với các trường, các cơ sở đào tạo trong giai đoạn này là phải nâng cao năng lực hoạt động và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt là hệ đào tạo TCCN.

Chương trình bộ phận “nâng cao chất lượng đào tạo nghề” trong chương trình đột phá “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” xác định mục tiêu là:

Cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề, nhất là nhân lực có chất lượng cao cho các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của thành phố, gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động đã qua đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động thành phố không chỉ đối với trong nước mà còn đối với lao động nước ngoài đến làm việc tại thành phố, xây dựng hệ thống đào tạo của thành phố thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước.

Chỉ tiêu phấn đấu cụ thể của chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề từ 2011 đến 2015 là:

-Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp làm việc trong các thành phần kinh tế đạt 70%.

-Lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ trình độ cao và trong các ngành trọng điểm của thành phố (điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí tự động, hóa chất, chế biến thực phẩm, tài chính - tín dụng - ngân hàng, du lịch - khách sạn - nhà hàng): 100% qua đào tạo.

-Lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, dịch vụ đạt tỷ lệ trên 80%.

Như vậy, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Tp.HCM lần thứ IX đã chỉ cho thấy phương hướng đào tạo các trình độ lao động khác nhau của nguồn nhân lực từ nay đến năm 2015 và hướng tới năm 2020. Trên cơ sở này, chúng ta có thể phác hoạ một bản đồ chỉ dẫn cho việc đào tạo nguồn nhân lực ở các trường TCCN.

Qua đó, chúng ta cũng có thể nói rằng: Ngành dịch vụ sẽ là ngành thu hút nguồn lực rất lớn, không chỉ đáp ứng cho thành phố gần 8 triệu dân mà còn cho toàn vùng Tp.HCM hơn 20 triệu dân vào năm 2020 và xuất khẩu lao động. Đồng thời cũng là ngành mà trình độ lao động đa dạng, thị trường lao động của nó sẽ là sức hút mạnh cho mọi đối tượng HS. Các ngành dịch vụ chủ yếu sau đây được dự báo sẽ phát triển mạnh:

- Ngành thương nghiệp: được coi là ngành truyền thống, đô thị phát triển, giao lưu kinh tế càng rộng, đời sống dân cư càng cao thì nhu cầu hoạt động thương nghiệp càng mạnh đáp ứng cả nhu cầu xuất nhập khẩu. Lực lượng lao động cho ngành thương nghiệp càng tăng.

- Ngành khách sạn, nhà hàng, du lịch: Tp.HCM với vai trò trung tâm giao lưu nhiều mặt của vùng và cả nước, trong thời gian qua, hoạt động du lịch, nhà hàng khách sạn phát triển khá mạnh, báo hiệu một triển vọng tốt. Sau năm 2014, đến 2015 khi cơ sở hạ tầng tốt hơn, nhất là từ khi đại lộ Đông Tây, đại lộ Phạm Văn Đồng đã hoàn thành, các tuyến cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, Tp.HCM - Long Thành đã đi vào hoạt động, thuận lợi trong giao thông đường bộ với khu vực thì ngành nhà hàng khách sạn, du lịch cũng sẽ thu hút nhiều nhân lực.

- Ngành vận tải, kho bãi, bưu điện, viễn thông: đã được đầu tư lớn, nhưng mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường hàng không hiện nay còn hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian tới, Nhà nước chủ trương hiện đại hóa mạnh hơn, đặc biệt là giao thông vận tải, đó sẽ là điều kiện rất cơ bản để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Ngành ngân hàng tài chính tín dụng: Trong giai đoạn vừa qua khi pháp lệnh ngân hàng và luật thuế được ban hành, chế độ kiểm toán, kế toán thống kê được tăng cường, ngành tài chính ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng khá cao. Sau khi thị thường chứng khoán hình thành, hoạt động có hiệu quả hơn và luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành, nhất là khi việc hội nhập kinh tế sâu hơn, cùng với dự án biến Tp.HCM thành trung tâm tài chính quốc gia thì hoạt động tài chính tín dụng sẽ sôi nổi hơn và tỷ trọng đóng góp vào GDP sẽ cao hơn.

- Các ngành khoa học công nghệ: làm nền tảng cho phát triển sản xuất và làm nhiệm vụ đón đầu, xây dựng các dự báo cần thiết. Tuy giá trị đóng góp cho GDP có tăng trong giai đoạn trước nhưng chưa làm được vai trò chính để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Theo tinh thần trong chương trình hành động thực hiện nghị quyết 08-NQ/TW và NQ đại hội IX của Đảng bộ TP. HCM thì khoa học - công nghệ trong thời gian tới phải được phát triển như một yếu tố của nền kinh tế thị trường.

- Các ngành khác trong nhóm III: như giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thể dục thể thao cùng với khoa học và công nghệ sau 2015 theo nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội cũng gia tăng tốc độ phát triển nhằm nâng cao trình độ dân trí và đời

sống tinh thần và sức khỏe của người dân. Khi chương trình tin học hóa trong QLNN, cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử đạt hiệu quả thì nhu cầu nhân sự ở các ngành QLNN và an ninh quốc phòng, hoạt động Đảng - Đoàn thể sẽ giảm nhịp độ tăng. Các hoạt động phục vụ liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn… ít biến động hơn. Nhưng các hoạt động của các tổ chức quốc tế cũng sẽ gia tăng do quá trình hội nhập của nước ta vào thế giới ngày càng rộng và sâu. Vì vậy nguồn lao động dịch vụ cho các tổ chức này cũng tăng.

- Ngành giao thông vận tải: Nước ta hiện nay đã có chất lượng dịch vụ tàu Bắc - Nam đạt chuẩn 5 sao như: đôi tàu Thống Nhất SE3 và SE4. Từ 2015 đến 2020 dự báo sẽ được hiện đại hóa, khu công nghệ cao đi vào hoạt động, các công ty vốn nước ngoài 100% nhiều hơn, chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH được củng cố thì số học sinh TCCN ra trường vừa đáp ứng cho thị trường lao động vừa có nhiều cơ hội để tiếp tục được đào tạo trở thành nguồn lao động có trình độ cao. Đó là mục tiêu chiến lược cho các trường TCCN phải chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững và lâu dài.

Theo Dự thảo lần thứ 14 (tháng 8/2008) về Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020, cần tạo bước đột phá về giáo dục nghề nghiệp để tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo. Vào năm 2020, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 60%. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp được tái cấu trúc đảm bảo phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo để đến năm 2020 có đủ khả năng tiếp nhận 30% số HS tốt nghiệp trung học cơ sở vào học và có thể tiếp tục học các trình độ cao hơn khi có điều kiện. Đến năm 2020 có khoảng 30% số HS tốt nghiệp trung học phổ thông vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Về chất lượng và hiệu quả giáo dục, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 nêu định hướng:

-Sau khi hoàn thành các chương trình giáo dục nghề nghiệp, học sinh có năng lực và đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong học tập và làm việc tương đương

với học sinh ở các nước phát triển trong khu vực, có khả năng tham gia vào thị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 83)