5. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Các mô hình quản lý chất lượng
1.4.3.1. Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008
Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số nước đã và đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với yêu cầu cơ bản là hình thành ở các cơ sở đào tạo hệ thống quản lý chất lượng.
Các nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008
-Chất lượng sản phẩm là do hệ thống quản trị chất lượng quyết định.
-Làm đúng ngay từ đầu tức là làm việc không có lỗi ở mọi khâu, làm đúng ngay từ đầu sẽ cho chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhất, chi phí thấp nhất.
-Đề cao phương thức quản lý theo quá trình, lấy phòng ngừa là chính ở mọi khâu tác nghiệp với nhiều biện pháp được tiến hành thường xuyên với công cụ hữu hiệu như kiểm tra chất lượng bằng thống kê (Statistical Quality Control), cơ chế tự kiểm tra, giám sát theo các chuẩn mực...
-Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản trị với hai phương pháp quản trị: quản trị theo mục tiêu (Management by Objective) và quản trị theo quá trình (Management by Proccess).
-Thực hiện quy tắc 5W và 1H: Who: Ai làm? What: Làm việc gì? Where: Làm việc đó ở đâu? When: Làm khi nào? Why: Tại sao làm việc đó? How: Làm việc đó như thế nào?
Thực hành quản lý chất lượng theo ISO là quá trình tuân thủ chặt chẽ theo các yêu cầu sau:
-Viết những gì sẽ làm (Write what is already done). -Làm những gì đã viết (Do what you have writen).
-Kiểm tra những việc đã làm so với những gì đã viết (Verify that you are doing what is writen).
-Lưu hồ sơ (Keep recoprds).
-Xem xét duyệt lại hệ thống hệ thống một cách thường xuyên. (Rewiew the system regularly).
1.4.3.2. Mô hình CIPO
Theo UNESCO, (Mô hình CIPO) chất lượng một nhà trường hoặc một cơ sở đào tạo được thể hiện qua 10 yếu tố sau:
-Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ hoạt động chủ động.
-Phương pháp và kỹ thuật dạy học - học tập tích cực.
-Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy.
-Trang thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng.
-Môi trường học tập bảo đảm vệ sinh, an toàn, lành mạnh.
-Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả giáo dục.
-Hệ thống quản lý giáo dục có tính cùng tham gia và dân chủ.
-Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục.
-Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng (về chính sách và đầu tư). Các yếu tố trên có thể sắp xếp thành 3 thành phần cơ bản theo quan điểm quá trình giáo dục tổng thể từ đầu vào (Input) - Quá trình (Process) đến đầu ra (Output) trong bối cảnh cụ thể của môi trường KT - XH địa phương (Context).
1.4.3.3. Mô hình SEAMEO
Mô hình này đã đưa ra 5 yếu tố như sau:
-Đầu vào: Sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, luật định, tài chính...
-Quá trình đào tạo: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo...
-Kết quả đào tạo: Mức độ hoàn thành khoá học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên.
-Đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.
-Hiệu quả: Kết quả đào tạo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
Dựa vào 5 yếu tố đánh giá trên, các học giả đó đã đưa ra 5 khái niệm về chất lượng giáo dục đào tạo như sau:
-Chất lượng quá trình đào tạo: Mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy và học và các quá trình đào tạo khác.
-Chất lượng đầu ra: Mức độ đạt được của đầu ra (sinh viên, học sinh tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) so với bộ tiêu chí hoặc so với các mục tiêu đã định sẵn.
-Chất lượng sản phẩm: Mức độ đạt các yêu cầu công tác của sinh viên, học sinh tốt nghiệp qua đánh giá của chính bản thân sinh viên, học sinh, của cha mẹ, của cơ sở sử dụng lao động và của xã hội.
-Chất lượng giá trị gia tăng: Mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp (kiến thức, kĩ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt hệ thống đào tạo.