Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đào tạo

3.3.1.1.Đổi mới nội dung chương trình đào tạo

Đổi mới nội dung chương trình đào tạo là cơ sở để các trường TCCN đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhằm hướng đến tính hiện đại, thực tiễn và liên thông, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, các trường TTCN phải thực hiện tinh thần “quản lý sự thay đổi” trong môi trường mà mọi hoạt động kinh tế - xã hội luôn luôn biến đổi.

Phải thường xuyên đổi mới kế hoạch hoạt động của hệ thống trường lớp TCCN trong giai đoạn tới, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp dạy học theo xu hướng tiếp cận hiện đại, thích ứng nhanh với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Việc phát triển chương trình đào tạo cần thỏa mãn các nội dung sau :

-Phải theo một quy trình thống nhất, từ cách làm, nội dung và hình thức làm cho hiệu quả của chương trình đào tạo đáp ứng được mục tiêu năng lực nghề nghiệp đề ra. Qua đó, tạo điều kiện xác định được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng HS tốt nghiệp (chuẩn đầu ra). Xác định chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kỹ năng mềm trong môi trường lao động mới.

-Phải bảo đảm nội dung và khung thời gian qui định trên cơ sở mục tiêu chung của ngành đào tạo, thể hiện sự nối kết giữa các chương trình môn học, sự gắn kết giữa nội dung và cơ hội việc làm cũng như sự thăng tiến nghề nghiệp cho HS

sau khi tốt nghiệp. Tích hợp kiến thức cơ sở liên quan đến ngành nghề đào tạo, tích hợp lý thuyết với thực hành, phân bổ hợp lý thời gian cho thực hành nghề.

-Đào tạo để phục vụ, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nên khi xây dựng chương trình phải có sự tham gia thật sự của người sử dụng lao động, phải kết nối với doanh nghiệp, nhằm cung cấp đủ kiến thức, kỹ năng cho HS theo yêu cầu của thị trường lao động, rút ngắn khoảng cách không nên có giữa đào tạo và sử dụng. Trước mắt, cần thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ quy trình xây dựng và thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có quy định sự tham gia của doanh nghiệp và các chuyên gia ngoài nhà trường.

-Xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt, không đóng khung trong niên chế để tạo điều kiện cho người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học nghề và hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định. Việt hóa các chương trình dạy nghề ngoại nhập phù hợp với điều kiện trong nước để người học có thể thích nghi nhanh với môi trường lao động trong nền kinh tế hội nhập.

-Thực hiện đầy đủ quy trình tổ chức thẩm định chương trình đào tạo một cách khách quan.

3.3.1.2.Xây dựng đội ngũ giáo viên TCCN

Đội ngũ GV là nhân tố có vai trò quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo. Vì vậy, việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ GV cả về chính rị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao trình độ năng lực chuyên môn là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục.

Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, nghiệp vụ TCCN đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố, trong những năm tới cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ GV chuyên nghiệp thành phố đủ về số lượng, đồng bộ về ngành nghề, có trình độ chuyên môn, sư phạm và hiểu biết thực tiễn.

Cần phải xem việc chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ GV là việc có tầm quan trọng hàng đầu, là bước đi đột phá để giải quyết vấn đề chất lượng đào tạo.

Xây dựng đội ngũ GV có nghĩa là xây dựng nền tảng sức mạnh cho sự phát triển bền vững của từng rường, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt với các trường TCCN ngoài công lập.

Định hướng cụ thể là :

-Số lượng GV phải tương ứng với qui mô đào tạo, đáp ứng đúng yêu cầu mở rộng qui mô HS, phát triển mạng lưới trường TCCN đến 2015, tiếp cận dần đến yêu cầu phát triển của năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015, đảm bảo tỷ lệ HS bình quân trên một GV là 30 cho các ngành kỹ thuật, 25 cho các ngành nghiệp vụ và 15 cho các ngành đặc thù khác.

-Đến 2020, tất cả giáo viên TCCN có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định của ngành học, giỏi về lý thuyết, thạo tay nghề thực hành, tinh thông nghiệp vụ sư phạm, có thể sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ.

-Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TCCN. Xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp với chuẩn nghề nghiệp, bảo đảm chất lượng của các chương trình bồi dưỡng. Hướng đến việc nâng cao trình độ trên, sau ĐH cho một bộ phận GV chủ lực để tạo nền tảng cho việc không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường, vừa tạo động lực vừa thực hiện chính sách đối với người dạy TCCN.

Phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng đồng bộ về ngành nghề, đảm bảo về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ là một nội dung đặc biệt quan trọng để củng cố và phát triển trường TCCN trên địa bànTp.HCM. Đây là vấn đề được cán bộ quản lý cũng như GV các trường TCCN chọn lựa là vấn đề ưu tiên. Như đã phân tích ở phần thực trạng cho thấy:

-Với thực trạng đang có tại các trường, trình độ - năng lực của GV là nội dung cần được ưu tiên cải thiện nâng chất lượng, đổi mới.

-Để củng cố và phát triển trường TCCN trong thời gian tới việc cần được ưu tiên thực hiện là tăng cường đội ngũ GV đủ đáp ứng quy mô và ngành nghề đào tạo.

Việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV trước hết phải xuất phát từ đội ngũ GV hiện hữu. Trong nhiều năm qua, đội ngũ giáo viên TCCN được hình thành và được bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn công tác đào tạo của các trường. Trước yêu cầu đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng đào tạo, đội ngũ này đã có những bước tiến bộ được chính các cán bộ quản lý của trường đánh giá cao. Từ đội ngũ GV hiện hữu này, thành phố cần triển khai những việc làm cụ thể sau:

Sử dụng hợp lý và phát huy tối đa đội ngũ GV hiện có

Là biện pháp trước hết và có tầm quan trọng hàng đầu. Trên cơ sở định mức lao động, chế độ làm việc của giáo viên TCCN, khuyến khích GV khá giỏi dạy ở nhiều trường, nhiều cấp đào tạo để khắc phục một phần tình trạng thiếu GV, đặc biệt là GV ở các trường ngoài công lập. Điều này cũng tạo điều kiện tăng thêm thu nhập chính đáng cho đội ngũ GV thông qua nghề nghiệp của mình.

Muốn vậy, Ban Giám hiệu các trường TCCN cần có sự đồng thuận, chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau và tăng cường liên kết sử dụng GV giữa các trường có cùng chuyên ngành đào tạo, với kế hoạch đào tạo khoa học và hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ tại cơ sở. Quan tâm thực hiện đầy đủ và hợp lý về chế độ chính sách cho GV đối với nhiệm vụ ngoài nghĩa vụ qui định, nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm quỹ thời gian cho GV nghiên cứu đổi mới giảng dạy và học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Thực hiện qui hoạch để bổ sung, phát triển đội ngũ GV

Đáp ứng việc mở rộng quy mô đào tạo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo. Việc phát triển số lượng GV chỉ đảm bảo tính hợp lý trên cơ sở thực hiện qui hoạch nhu cầu GV theo những tiêu chuẩn quy phạm cho từng loại hình bao gồm: GV dạy văn hoá phổ thông (đối với hệ đào tạo từ THCS), GV dạy các môn chung, các môn cơ sở và các môn chuyên ngành, có tính đến cơ cấu giảng dạy lý thuyết và thực hành môn học. Bên cạnh đó cần quan tâm đến các yếu tố như số giờ dạy bình quân của GV trong từng môn học, bảo đảm tính liên tục và trẻ hoá đội ngũ, dành tỷ lệ hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV …

Về cơ bản, số lượng GV hiện hữu chưa tương ứng với quy mô đào tạo nhưng tạm giải quyết được các yêu cầu về chuyên môn trong hoạt động dạy và học, vì vậy số GV bổ sung chủ yếu để đáp ứng cho qui mô đào tạo phát triển mới và để chuẩn hóa theo định mức GV/HS theo quy định.

Căn cứ vào qui mô HS hiện có và mức tăng trong điều kiện lý tưởng, ổn định, theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến số HS chính quy hàng năm tăng từ 10% đến 15%, do đó số lượng GV phải tăng với tỷ lệ tương ứng.

Thực hiện qui hoạch để bổ sung, phát triển đội ngũ GV

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục - đào tạo, nâng cao năng lực và hiệu quả đào tạo của trường TCCN của Tp.HCM. Theo đó, việc tổ chức, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV TCCN phải nhằm vào mục tiêu cơ bản là nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của GV, đáp ứng các yêu cầu về trình độ tiêu chuẩn của chức danh GV trường TCCN (chuẩn nghiệp vụ sư phạm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tiêu chí chủ yếu là hướng tới sự chuẩn hoá theo năng lực nghề nghiệp, sự hoàn thiện đội ngũ trong bối cảnh toàn ngành tích cực đổi mới giáo dục đào tạo, và sự cải tiến không ngừng của các công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh của các cơ sở sử dụng lao động qua đào tạo, nội dung cần bồi dưỡng cho GV được tập trung vào các vấn đề sau :

-Cập nhật kiến thức chuyên môn.

-Chuẩn hóa, bổ sung nghiệp vụ - năng lực sư phạm. -Phương pháp nghiên cứu khoa học.

-Kiến thức kinh tế chính trị xã hội. -Phổ cập trình độ ngoại ngữ, tin học.

-Các kiến thức khác như: QLNN, quản lý chất lượng đào tạo, quản lý sự thay đổi…

Việc nâng cao trình độ đào tạo cho đội ngũ giáo viên TCCN, chủ yếu là trình độ đào tạo sau ĐH, là một yêu cầu quan trọng trong tình hình hiện nay. Đồng thời

với việc đào tạo bồi dưỡng tiêu chuẩn hoá chức danh, cần đào tạo một tỷ lệ thích hợp đội ngũ GV cốt cán, chủ chốt có trình độ sau ĐH làm nền tảng cho việc thường xuyên thực hiện yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường TCCN. Căn cứ tỷ lệ GV đạt trình độ sau ĐH hiện có cùng với yêu cầu phát triển và điều kiện cụ thể của thành phố, tỷ lệ chung cho cán bộ quản lý và GV các trường TCCN tại Tp.HCM có trình độ sau đại học cần phấn đấu đạt 30% vào năm 2015.

3.3.1.3.Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất

Mục tiêu cụ thể của giáo dục TCCN là nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Phương pháp đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.

Điều này đòi hỏi các trường TCCN phải hướng đến mục tiêu là chuẩn hóa, hiện đại hóa một cách cơ bản hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đào tạo, bảo đảm có đầy đủ các chủng loại và số lượng trang thiết bị kỹ thuật dạy học tương ứng với quy mô đào tạo, nhằm cung cấp các điều kiện tốt nhất để học sinh rèn luyện kỹ năng, hình thành kỹ xảo nghề nghiệp, tạo cơ sở cho học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo và chủ động trong học tập, đồng thời hình thành môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh phát triển toàn diện.

Có như vậy, các trường TCCN mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo, làm cho sản phẩm đào tạo đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn mực, mục tiêu đầu ra của ngành nghề đào tạo. Hướng đến mục tiêu này, việc đầu tư để phát triển hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dạy và học của các trường TCCN phải đạt được các yêu cầu sau:

-Các trang thiết bị kỹ thuật dạy học đã lạc hậu so với thực tế sản xuất, kinh doanh hiện nay cần được đổi mới, cần cập nhật với tiến bộ của kỹ thuật - công nghệ, phù hợp với nội dung ngành nghề đào tạo và quy mô, lưu lượng học sinh, thích ứng với phương pháp đào tạo nhằm phát triển được tư duy kỹ thuật cho học sinh, tạo

hứng thú học tập và thúc đẩy học sinh chủ động biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

-Phân loại và hình thành danh mục thiết bị tối thiểu cho từng nhóm ngành đào tạo, tập trung trước cho các nhóm ngành trọng điểm theo quy hoạch của thành phố, đầu tư ưu tiên để đổi mới và phát triển trang thiết bị kỹ thuật của nhóm ngành trọng điểm phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố và của khu vực.

-Chuẩn hóa dần các điều kiện về diện tích đất đai, sàn xây dựng tính trên một học sinh. Xây dựng thư viện đạt chuẩn, tiến tới 100% trường TCCN của thành phố có thư viện điện tử vào năm 2020. Hoàn thiện hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm - thực hành, nhà xưởng, phòng truyền thống, phòng máy tính, nhà luyện tập đa năng, nhà vệ sinh và khu hành chính của trường. Các trường TCCN ngoài công lập phải tổ chức khu túc xá văn hóa cho học sinh, đến năm 2020 có đủ sân trường, bãi tập và các công trình phục vụ học tập, sinh hoạt cho học sinh. Kết quả và hiệu quả của việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật dạy học của các trường TCCN phải là kết quả của những hoạt động đồng bộ sau đây:

Từng trường TCCN triển khai xây dựng chiến lược phát triển tổng thể giai đoạn 2015 –2020

Về mặt bằng, quy mô, ngành nghề đào tạo, các điều kiện phát triển bao gồm cả điều kiện dạy và học, điều kiện giáo dục toàn diện, điều kiện đội ngũ, điều kiện tài chính, tổ chức bộ máy nhà trường.

Trên cơ sở chiến lược phát triển tổng thể, từng trường xác định thế mạnh, ngành đào tạo mũi nhọn của trường. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy phạm cơ bản của một trường TCCN, và danh mục trang thiết bị kỹ thuật tối thiểu của nhóm ngành, trường TCCN lập dự án đầu tư, tính toán các lĩnh vực đầu tư ưu tiên để từng bước đổi mới bộ mặt nhà trường, tiến đến chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của thành phố.

Để đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước, ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 91)