Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 104)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2.4.Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO

Từng bước áp dụng quản lý chất lượng theo ISO. Mục tiêu của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

-Nhằm đảm bảo, duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo. -Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

-Tạo điều kiện liên thông, liên kết trong đào tạo với các trường trong khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

-Xây dựng danh tiếng và thương hiệu của nhà trường.

Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là phương pháp làm việc khoa học, được xem là công nghệ quản lý, giúp các nhà quản lý tổ chức hoạt động, sáng tạo, đạt hiệu quả công việc cao trong quy trình hoạt động đào tạo của nhà trường. Giúp mọi người thực hiện công việc làm đúng, làm tốt ngay từ đầu, hạn chế được những sai sót và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. Hệ thống được vận hành theo chu trình kế tiếp, gắn bó với nhau, thể hiện tập trung ở 4 nội dung cơ bản:

-Quản lý các nguồn lực

-Thực hiện quy trình đáp ứng yêu cầu đào tạo -Phân tích đánh giá, cải tiến.

Tiêu chuẩn ISO tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và thể hiện thành các quy trình, như xem xét các yêu cầu liên quan đến quá trình đào tạo, triển khai hoạt động đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tuyển chọn và đánh giá giảng viên, kiểm soát đề cương bài giảng, chất lượng giáo trình giảng dạy, mời giảng viên thỉnh giảng, xét chọn giảng viên giỏi… Bên cạnh đó, các quy trình còn thu thập ý kiến phản hồi, giải quyết các khiếu nại của học viên,… giúp nhà trường có cơ hội để cải tiến thường xuyên, nâng cao chất lượng hoạt động.

Quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008, các yêu cầu tiêu chuẩn, mục tiêu hằng năm phải được lượng hóa, có kế hoạch thực hiện cụ thể. Dựa vào đó mà mọi người đánh giá được kết quả thực hiện công việc, quản lý theo mục tiêu đã đề ra. Đồng thời trách nhiệm quyền hạn từng chức danh trong bộ máy của trường tránh được những chồng chéo, đảm bảo thông tin nội bộ thông suốt.

Việc quản lý chất lượng theo quy trình bảo đảm được rằng, tất cả mọi người, vào bất kỳ thời điểm nào, ở bất kỳ cương vị nào cũng đều là người quản lý chất lượng của phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất trong quá trình cải tiến liên tục, kế thừa, tích lũy nhằm đạt tới mục đích với chất lượng cao nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 104)