TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 48)

5. Kết cấu của luận văn

1.7.TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Hệ thống giáo dục quốc dân từ Luật Giáo dục 1998 đến Luật Giáo dục 2005 và hiện nay là Luật giáo dục 2010 có những thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, yêu cầu nhà trường phải có sự điều chỉnh về mục tiêu, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy,… cho phù hợp. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu cả ở tầm quản lý giáo dục vĩ mô cũng như quản lý vi mô ở từng đơn vị nhà trường nói riêng, như vấn đề quản lý và xây dựng đội ngũ giáo viên, vấn đề xây dựng cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy, ….

Trên cơ sở lý luận của các vấn đề trên, luận văn lấy việc phân tích, đánh giá các yếu tố trong hoạt động giáo dục đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp. HCM làm mục tiêu nghiên cứu. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG TCCN TẠI KHU VỰC TP.HCM

2.1. Tổng quan - chiến lược phát triển giáo dục đào tạo TCCN tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông nhất các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, với khoảng: 50 trường ĐH, 24 trường CĐ và hơn 30 trường TCCN (danh sách các trường trung cấp chuyên nghiệp đính kèm ở phụ lục 1) với tổng số khoảng 480.000 HS-SV đến từ hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, sự tập trung đông đảo này là một trong những yếu tố quyết định liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các trường đào tạo chuyên nghiệp.

Việc phát triển các trường trung cấp chuyên nghiệp ở Tp.Hồ Chí Minh hiện nay là nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp”, “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội, có cơ chế chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo”.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 cũng đã xác định mục tiêu: các cơ sơ giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%. Và quan trọng nhất là giáo dục đã, đang và sẽ phát triển để đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 48)