Thực trạng về giáo dục chuyên nghiệp tại khu vực Tp.HCM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng về giáo dục chuyên nghiệp tại khu vực Tp.HCM

2.2.1. Tình hình tổng quát

Chất lượng đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, chất lượng đào tạo TCCN trong từng lĩnh vực ngành nghề còn nhiều bất cập, như chương trình còn nặng về lý thuyết, ít thực hành nên kỹ năng nghề nghiệp của học sinh còn thiếu chuyên sâu, sự hiểu biết thực tiễn còn hạn chế. Xét về mặt đáp ứng nhu cầu, tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn của học sinh sau khi ra trường vẫn còn khoảng cách không nhỏ so với yêu cầu sử dụng. Giáo dục chuyên nghiệp vẫn chưa thật sự gắn với nhu cầu xã hội.

Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp thiếu thông tin dự báo về nhu cầu đào tạo theo ngành nghề, thiếu thông tin về thị trường lao động nên chưa tạo được cầu nối giữa đào tạo và sử dụng. Nguồn lực đầu tư cho TCCN không đúng mức và chưa tương xứng với quy mô đào tạo.

Tình hình giáo viên, học sinh TCCN qua các năm:

Bảng 2.1. Số lượng GV, HS trung cấp chuyên nghiệp qua các năm

Đối tượng 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Học sinh 90,185 37,226 41,079

Giáo viên 6,075 3,659 8,167

Tỷ lệ GV/HS 6.74% 9.83% 19.88%

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ, số lượng giáo viên, học sinh TCCN qua các năm

Như vậy, số lượng học sinh qua các năm giảm mạnh, trong khi đó số lượng giáo viên thì tăng cao. Và tỷ lệ giáo viên/học sinh thì tăng quá nhanh từ 6.74% tăng thành 19.88%. Từ kết quả thực tế trên cho thấy rằng: nhìn chung lĩnh vực giáo dục đào tạo nước ta đang trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Trong những năm gần đây, hệ TCCN khó khăn lắm mới tuyển đủ chỉ tiêu, trong khi các trường đại học, cao đẳng luôn ở tình trạng quá tải. Số liệu tổng quát về công tác tuyển sinh của các trường TCCN trên địa bàn Tp.HCM trong năm học 2012-2013 được thể hiện như sau:

Bảng 2.2. Tình hình tuyển sinh của các trường TCCN năm học 2012-2013

Khoản mục Chỉ tiêu tuyển sinh Tổng số HS trúng tuyển Tổng số HS nhập học năm 1 % so với chỉ tiêu Số lượng 45,571 31,991 28,203 61.89

Biểu đồ 2.2. Tình hình tuyển sinh của các trường TCCN năm học 2012-2013

Theo số liệu từ biểu đồ 2.2 đã thể hiện được thực tế về tình hình chỉ tiêu và tuyển sinh của các trường TCCN, theo đó thì tùy thuộc vào tình trạng CSVC, số lượng GV cơ hữu mà các trường sẽ được duyệt mức chỉ tiêu để tuyển sinh, và với chỉ tiêu 45.571HS cho năm học 2012-2013 nhưng đại đa số các trường không tuyển đủ được số lượng học sinh, tổng cộng 35 trường TCCN chỉ tuyển được 31.991HS trong khi đó số lượng HS nhập học thực tế chỉ 28.203HS đạt 61.89% chỉ tiêu được giao, điều này cho thấy tình hình tuyển sinh của các trường gặp nhiều khó khăn và không hoàn tất chỉ tiêu được giao.

Tuy nhiên sau năm học thứ nhất, số lượng HS còn học thực tế sẽ giảm nữa do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động duy trì trường lớp của các trường, và đó cũng làm ảnh hưởng gián tiếp đến việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh đó, việc thực hiện phân luồng HS trung học cũng gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả, số liệu được thể hiện như sau:

Bảng 2.3. Phân loại đối tượng tuyển sinh của các trường TCCN

Đối tượng THPT Rớt THPT THCS

Số lượng 22,583 1,809 3,811

Biểu đồ 2.3. Phân loại đối tượng tuyển sinh của các trường TCCN

Kết quả trên biểu đồ 2.3 thấy trong năm học 2012-2013, tình hình HS nhập học năm nhất với số lượng 28.203HS chỉ có 1.809HS rớt THPT, số còn lại có 3.811HS tốt nghiệp THCS và nguồn HS chủ chốt vẫn là đối tượng HS đã tốt nghiệp THPT với số lượng 22.583HS. Tuy nhiên, nếu so sánh số lượng này với tổng thể 35 trường TCCN thì so ra công tác tuyển sinh vẫn không hiệu quả và chủ trương phân luồng học sinh THCS theo hướng trung cấp nghề chưa đạt hiệu quả cao.

Nguyên nhân chính dẫn tới việc học sinh không thích học trung cấp:

-Do sự phát triển của xã hội, số người tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngày một nhiều hơn, ngày nay ở nhiều nơi vị trí, vai trò của lao động có trình độ TCCN khác với trước đây, không còn là cầu nối giữa kỹ sư và công nhân, hướng dẫn công nhân trong sản xuất nữa vì khối lượng kiến thức chuyên môn được đào tạo không lớn hơn nhiều so với kiến thức được đào tạo của người công nhân, còn tay nghề thì đôi khi lại kém hơn cả những người công nhân lành nghề. Chính thực tế này làm cho người học khi không còn sự lựa chọn nào khác, thì mới chọn các trường TCCN.

-Tỷ lệ phân luồng sau THCS vào TCCN rất thấp.

-Chất lượng đào tạo giữa các trường khác nhau nên không công nhận lẫn nhau, khó học liên thông giữa các trường.

-Tâm lý ưa chuộng bằng cấp cao của phụ huynh và học sinh.

2.2.2. Thực trạng về chất lượng đào tạo hệ TCCN

2.2.2.1.Về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, thư viện

Nhận thức rõ trong các điều kiện phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật dạy học là điều kiện hết sức quan trọng, do vậy tất cả kế hoạch phát triển của các trường những năm qua đều có nội dung thực hiện việc đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, tăng cường mua sắm thiết bị dạy học.

Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu: “tăng cường đầu tư, đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề nghiệp”. Nội dung này được hướng dẫn cụ thể như sau:

Các trường TCCN phải nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn xa hơn nữa, để tham mưu với Sở và thành phố đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật một cách cơ bản nhằm bảo đảm yêu cầu thực hành nghề nghiệp cho học sinh trong các ngành đào tạo, vừa tạo điều kiện cho các trường chủ động phát huy năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, vừa làm cơ sở cho sự phát triển của nhà trường trong những năm sắp tới.

Và hiện nay, Sở giáo dục và đào tạo đã tham mưu, đề xuất với Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và phối hợp với các Sở - Ngành, Quận, Huyện liên quan quy hoạch đất trong việc mở rộng các trường hiện hữu, nhiều trường ngoài công lập đã có đất và tiến hành xây dựng trường như: trường trung cấp Phương Nam đầu tư 90 tỷ đồng, trường trung cấp Bến Thành, trường trung cấp Ánh Sáng, trường trung cấp Âu Việt…và ngoài ra còn có 2 trường đã được đưa vào sử dụng: trường trung cấp Bách Khoa Sài Gòn với kinh phí đầu tư 49 tỷ đồng, trường trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn với kinh phí đầu tư 62 tỷ đồng.

Tình hình tổng quan về cơ sở vật chất hiện tại của các trường TCCN tại Tp.HCM vào năm học 2012-2013 được thống kê như sau:

Bảng 2.4. Số lượng chi tiết cơ sở vật chất của các trường TCCN Khoản mục Giảng đường Phòng học Thư viện Phòng thí nghiệm Nhà xưởng Số lượng 141 744 37 138 462

(Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 2.4. Số lượng chi tiết cơ sở vật chất của các trường TCCN

Tình hình diện tích các phòng học, phòng thư viện, nhà xưởng… các trường đã đầu tư xây dựng được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.5. Diện tích chung về cơ sở vật chất của các trường TCCN

Đvt: m2 Khoản mục Giảng đường Phòng học Thư viện Phòng thí nghiệm Nhà xưởng túc xá Hội trường Nhà TDTT Diện tích (m2) 17,606 56,622 3,668 11,570 22,145 10,440 6,769 3,200

Biểu đồ 2.5. Diện tích chung về cơ sở vật chất của các trường TCCN

Theo số liệu thống kê thể hiện trên biểu đồ 2.5 thì hiện nay các trường đã cố gắng đẩy mạnh việc phát triển đầu tư cơ sở vật chất như: đầu tư thêm giảng đường, phòng học, thư viện, nhà xưởng, phòng thí nghiệm,….

Trong đó tập trung đầu tư tăng cường nhiều nhất là số lượng phòng học, hiện nay với số lượng 744 phòng học lớn nhỏ có diện tích tổng cộng 56.622m2, và với 141 giảng đường có diện tích tổng cộng 17.606m2, thư viện với số lượng 37 phòng chiếm diện tích khá cao 3.668m2. Ngoài ra các trường cũng đầu tư mạnh vào khoản mục nhà xưởng nhằm phục vụ cho nhu cầu thự hành tại chỗ với số lượng 462 nhà xưởng với diện tích 22.145m2.

Nhìn chung, các trường đã cố gắng đầu tư xây dựng với mức tốt nhất có thể, tuy nhiên nếu so với số lượng 35 trường TCCN trên địa bàn Tp.HCM thì các khoản đầu tư trang bị đó vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế cần thiết để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Ví dụ như: Ký túc xá cho học sinh thì chỉ có 15 trường có đủ điều kiện trang bị, hay như hội trường phục vụ việc sinh hoạt chung, tổ chức lễ, …thì có đến 15 trường không đủ điều kiện xây dựng hội trường, nhà thi đấu thì do đặc thù ngành

nghề đào tạo cũng chỉ có 5 trường có điều kiện xây dựng với tổng diện tích 3.200m2 (xem thêm chi tiết thể hiện ở phụ lục 2).

Nguyên nhân của việc chậm phát triển cơ sở vật chất một phần là do quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM về việc di dời các trường đại học, cao đẳng, TCCN ra ngoại thành, nhưng quy hoạch đất cho việc di dời chưa hoàn thành, chưa được các cơ quan chức năng trình để cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa công khai và quan trọng là những diện tích đã dự kiến quy hoạch chưa có phần cho các trường TCCN. Trong khi đó, bên cạnh những phức tạp về mặt thủ tục pháp lý trong việc xin giao quyền sử dụng đất, các trường TCCN ngoài công lập không có đủ điều kiện và thẩm quyền để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và di dời giải tỏa các hộ dân trên đất đã sang nhượng.

Kinh phí đầu tư phát triển trong khối trường chuyên nghiệp gần đây có sự chuyển biến khá tích cực. Do yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, các trường TCCN đều có sự cố gắng trong việc tự trang bị, tự chế tạo các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có tập trung cho ngành mũi nhọn của trường. Mặt khác, để mở rộng quy mô đào tạo (trong đó có cả lý do cạnh tranh chất lượng và vì mục tiêu tăng nguồn thu cho trường) nhiều trường cũng đã thực hiện việc thuê thêm hoặc xây dựng phòng học mới, nhà làm việc, xưởng thực hành, chỉnh trang cơ sở hiện có.

Tuy vậy, so với yêu cầu chất lượng, hầu hết các trường (chủ yếu là trường ngoài công lập) đều trong tình trạng chắp vá, thiếu thốn các phương tiện máy móc, kỹ thuật cho việc tổ chức thực hành nghề nghiệp cho học sinh.

Quy mô đầu tư trong những năm gần đây có tăng, nhưng chủ yếu là khắc phục các yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, chưa đáp ứng và chưa theo kịp tốc độ phát triển của quy mô đào tạo.

Mặt khác, ta sẽ xem xét đến tình hình đầu tư kinh phí sửa chữa, thay mới trang thiết bị của các trường TCCN được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Kinh phí sửa chữa, thay mới của các trường TCCN Đvt: triệu đồng Số phòng 2011-2012 2012-2013 Mức tăng, giảm Phòng làm việc 15,979 32,158 16,179 Phòng học 93,588 265,016 171,428 Xưởng 24,469 62,405 37,936 Thư viện 7,557 8,071 514 Khác 55,044 242,363 187,319

(Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 2.6. Kinh phí sửa chữa, thay mới của các trường TCCN

Từ số liệu được thể hiện trên biểu đồ 2.6 chứng tỏ rằng trong năm học 2012- 2013 các trường TCCN đã mạnh dạn đầu tư sửa chữa, thay mới cơ sở vật chất. Trong đó, mức đầu tư thấp nhất là thư viện (8.071 triệu đồng) và mức đầu tư cao nhất là phòng học (265.016 triệu đồng). Nhìn chung, so với năm học 2011-2012 thì

các trường đã có sự đầu tư vượt bậc mà cụ thể là phòng học tăng 171.428 triệu đồng nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập của học sinh.

Ngoài việc đầu tư sửa chữa thay mới cơ sở vật chất thì các trường cũng đã đầu tư mua sắm trang thiết bị nhằm phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7. Kinh phí mua sắm trang thiết bị của các trường TCCN

Đvt: triệu đồng

Mục mua sắm 2011-2012 2012-2013 Mức tăng, giảm

Phục vụ công tác quản lý 11,923 28,426 16,503 Phục vụ dạy và học 63,299 136,670 73,371

Thư viện 6,262 9,757 3,495

Khác 7,220 12,788 5,568

(Nguồn số liệu: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh)

Qua kết quả trên biểu đồ 2.7 thì trong năm học 2012-2013 các trường TCCN đã tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị. Trong đó, mức đầu tư thấp nhất là thư viện (9.757 triệu đồng) và mức đầu tư cao nhất là phòng học (136.670 triệu đồng). Nhìn chung, so với năm học 2011-2012 thì các trường đã có sự đầu tư về trang thiết bị tăng cao, mà cụ thể là phòng học tăng 73.371 triệu đồng và đầu tư trang thiết bị cho thư viện tăng thấp nhất với mức 3.495 triệu đồng.

Bên cạnh đó, thì số lượng thiết bị hiện có cũng không phân bổ đều giữa các ngành nghề, có ngành đạt được gần 80% số giờ thực hành có thiết bị kỹ thuật, nhưng có ngành chỉ đạt 30%. Những ngành đòi hỏi nghiêm ngặt về điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị thực hành như ngành điều dưỡng, dược, cơ khí… tuy được các trường đầu tư mới nhưng cơ số thiết bị và phòng thực hành vẫn chưa đủ theo quy định.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều trường chưa xây dựng được thư viện đạt chuẩn, chưa có thư viện điện tử để tạo điều kiện tốt hơn cho giáo viên, học sinh cập nhật thông tin, tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Sân bãi phục vụ cho công tác giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng còn rất hạn chế, sức chứa của ký túc xá dành cho học sinh còn rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu.

Một hạn chế khác là dù có một số ngành nghề đào tạo đã được nhà trường đổi mới, tăng cường thiết bị kỹ thuật, nhưng phần lớn các trường vẫn còn dạy học bằng thiết bị cũ, lỗi thời so với máy móc đang được sử dụng tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, vì vậy giáo viên cũng ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Nhìn chung các trường đều có kế hoạch đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Tuy nhiên, hiện nay có 35 trường TCCN, nhưng có đến 28 trường ngoài công lập, mà các trường này đa số là thuê mướn cơ sở vật chất nên khả năng đầu tư chưa cao, và còn khó khăn trong việc mở rộng cơ sở đào tạo đáp ứng quy mô cũng như thực hiện cam kết xây dựng trường như trong đề án xin thành lập.

2.2.2.2.Về đội ngũ giáo viên

Trong những năm gần đây, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường TCCN tăng khá nhanh. Sự ra đời của Điều lệ trường TCCN theo Quyết định số 43/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 (trước đó là Điều lệ trường TCCN ban hành theo Quyết định số 24/2000/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000) đã buộc các trường phải chuẩn hóa dần đội ngũ.

Mặt khác, trong xu thế nhiều trường TCCN có nguyện vọng nâng cấp lên thành trường cao đẳng, yêu cầu nâng chuẩn đội ngũ giáo viên lại cần phải được đáp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 50)