Nhóm giải pháp về thị trƣờng giao dịch nhà đất

Một phần của tài liệu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường nhà và đất tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020 (Trang 74)

Qua nhận định về tình hình thị trƣờng giao dịch nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có những diễn biến phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt với hội nhập WTO, yếu tố đầu tƣ nƣớc ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh mang nhiều cơ hội cho thị trƣờng bất động sản phát triển. Do hội nhập quốc tế, mở cửa các lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, nhiều công ty nƣớc ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tƣ vào thành phố Hồ Chí Minh vì là thành phố trọng điểm đã làm tăng nhu cầu về nhà đất. Nhu cầu cề các công trình dịch vụ thƣơng mại, siêu thị, nhà ở cao cấp cũng đang thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng nhà đất phát triển.

Khi đô thị phát triển thì lƣợng hàng hóa cung cấp vào thị trƣờng sẽ dồi dào hơn, nhu cầu về hàng hóa của thị trƣờng nhà đất còn rất lớn. Dân số ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng hơn 10 triệu ngƣời vào năm 2020. Do đó cần thêm về nhà ở, văn phòng làm việc, khách sạn và các công trình thƣơng mại là điều đƣơng nhiên. Khi kinh tế phát triển thì cuộc sống ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao, nhu cầu cuộc sống sẽ cao hơn, từ đó cơ hội đầu tƣ xây dựng hệ thống kinh doanh cũng không nhỏ. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải pháp sau:

thống chính sách liên quan đến thị trƣờng bất động sản. Để phát triển thị trƣờng nhà đất cần phải sửa đổi đồng bộ các luật có liên quan, nhƣ Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản và kể cả Luật Các tổ chức tín dụng. Tác động đến thị trƣờng nhà đất bao gồm hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, quy hoạch, xây dựng và pháp luật về tài chính, nên việc hoàn thiện thị trƣờng nhà đất không thể chỉ dựa vào những luật riêng rẽ. Do đó, để lành mạnh hóa thị trƣờng giao dịch nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố nên sớm nghiên cứu để thành lập một tổ chức nghiên cứu tổng hợp. Tổ chức này có nhiệm vụ rà soát tất cả các pháp luật có liên quan nhƣ đã nêu trên, để kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung một cách đồng bộ, Chính phủ cần sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý để dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tƣ.

Thứ hai, hoàn thành hệ thống đăng ký bất động sản, cấp Giấy chứng nhận về bất động sản thống nhất, minh bạch hoá việc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất cũng nhƣ tính toán bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Luật Đất đai 2003 quy định không phân biệt trình tự thủ tục giữa tổ chức nƣớc ngoài với tổ chức trong nƣớc, thực hiện một trình tự thủ tục nhƣ nhau.

Thứ ba, xem lại hệ thống thuế có liên quan đến nhà đất, bảo đảm đồng bộ với quá trình đổi mới chính sách đất đai, tạo cơ chế thu hút mạnh vốn đầu tƣ xây dựng kinh doanh bất động sản. Hỗ trợ các nhà đầu tƣ để đƣa nhanh nhà đất còn đóng băng vào thị trƣờng để tăng cung, đặc biệt là các nhà đầu tƣ có năng lực thực sự.

Thứ tƣ, cải tiến trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tƣ, phê duyệt dự án để rút ngắn thời gian đầu tƣ. Điều chỉnh, bổ sung chính sách giải phóng mặt bằng để tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ các dự án nhằm tăng cung hàng hoá cho thị trƣờng bất động sản theo định hƣớng: chính quyền địa phƣơng tổ chức giải phóng mặt bằng. Bỏ cơ chế chủ đầu tƣ thoả thuận với dân gây mất bình đẳng, khiếu kiện và thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tƣ dự án. Tiếp tục cải cách hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến giao đất, cho thuê đất đối với các nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường nhà và đất tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)