Từ năm 2002, thị trƣờng bất động sản bắt đầu đóng băng và đến nay vẫn còn trầm lắng, cùng với việc triển khai thi hành một số chính sách ƣu đãi đối với ngƣời sử dụng đất (mở rộng đối tƣợng không thu, miễn giảm, khấu trừ mức tối đa tiền sử dụng đất phải nộp), số thu tiền sử dụng đất ngày càng giảm. Ngoài ra, các khoản thu khác liên quan về đất đai nhƣ chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế nhà đất, lệ phí trƣớc bạ nhà, đất…phụ thuộc vào việc giao dịch chuyển nhƣợng, hợp thức hóa nhà nhƣng theo số liệu của các cơ quan chức năng¸ số lƣợng hồ sơ giao dịch đều tăng không đáng kể trong năm 2006. Trong khi đó, số lƣợng hồ sơ thế chấp nhà đất của các tổ chức, công ty có xu hƣớng tăng so với trƣớc; ngƣợc lại, số hồ sơ đăng bộ nhà đất lại giảm. Việc thế chấp tăng cho thấy giao dịch Nhà đất chậm lại và các đơn vị tăng thế chấp nhằm đi vay vốn để đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đến nay, thị trƣờng nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn chƣa có chuyển biến đáng kể, động thái giảm giá ở chừng mực nhất định của các trung tâm môi giới, siêu thị địa ốc vẫn chƣa thể “hâm nóng” thị trƣờng bất động sản; ngoài yếu tố giá vàng tăng giảm thất thƣờng, khiến một số trung tâm địa ốc thay đổi từ phƣơng thức thanh toán từ vàng sang tiền đồng nhƣng số lƣợng giao dịch vẫn không tăng.
Việc giao dịch trên thị trƣờng nhà đất vẫn tập trung vào giới đầu tƣ, đặc biệt trong lĩnh vực căn hộ cao cấp bán và cho thuê. Trong khi thị trƣờng nhà ở dành cho ngƣời thu nhập thấp, nhà cho thuê, nhà bán trả chậm…thiếu cân đối, thể hiện sự phong phú về sản phẩm địa ốc, làm thị trƣờng thiếu năng động, ngƣời tiêu dùng thiếu chọn lựa. Trong khi đó, các ngân hàng đã bắt đầu kiểm tra và hạn chế cho vay đối với các dự án bất động sản. Sự trầm lắng của thị trƣờng nhà đất đã khiến phần lớn các nhà đầu tƣ ở trạng thái chờ đợi. Điều này cho thấy cần có sự liên thông giữa thị trƣờng tài chính và thị trƣờng bất động sản.