thụ sản phẩm. Trong lĩnh vực nông nghiệp có thể coi các hộ nông dân là những lao động lành nghề. Tuy nhiên đối với sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ thì họ còn thiếu nhiều, việc tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều bất cập. Sản phẩm đầu ra gặp khó khăn về bảo quản và tiêu thụ. Bên cạnh đó cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và tập quán canh tác lâu đời của nông dân. Qua phỏng vấn hộ sản xuất ta có bảng 3.17 như sau:
Bảng 3.17: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ
TT Chỉ tiêu Chỉ tiêu đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Nhu cầu trồng Có Không Không 85 5 94,4 5,6 2 Vốn Có vốn Thiếu vốn 88 2 97,8 2,2 3 Kỹ thuật Biết kỹ thuật Theo kinh nghiệm Thiếu kỹ thuật 4 8 78 4,4 8,8 86,8 4 Nước tưới Bịảnh hưởng
Không bịảnh hưởng
6 84 84
6,7 93,3 93,3 5 Phân bón Thiếu các loại phân
Đầy đủ các loại phân
16 74 74
17,8 82,2 82,2 6 Thuốc BVTV Thiếu các loại thuốc
Đầy đủ các loại thuốc 8 82 8,9 91,1 7 Vấn đề thị trường
Được quan tâm, hỗ trợ
Chưa tiếp cận
Không quan tâm, hỗ trợ
72 7 7 11 80 7,8 12,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
Nhận xét: Từ bảng 3.17 chúng tôi thấy việc sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ của nông dân trên địa bàn huyện Việt Yên có những thuận lợi và khó khăn như sau.
* Về nhu cầu và vốn sản xuất: Trong số 90 hộ tham gia phỏng vấn có 88 hộ có đủ vốn và có nhu cầu sản xuất chiếm tỷ lệ 97,8%. Chỉ có 2 hộ còn thiếu vốn sản xuất chiếm tỷ lệ 2,2%. Đây là một trong những thế mạnh của nông dân trong vùng có thể phát triển sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ.
* Về kỹ thuật: Đa số các hộ nông dân sản suất còn bỡ ngỡ về kỹ thuật sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ. Vì vậy để nâng cao sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì cần phải tuyên truyền, tập huấn cho những hộ tham gia sản xuất để họ nắm vững quy trình sản xuất hơn.
* Về nước tưới: Có 93,3% các hộ trong vùng có nguồn nước tưới tương đối sạch cho trồng trọt không bị các nguồn ô nhiễm ảnh hưởng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ.
* Về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Hiện nay với điều kiện kinh tế phát triển, các dịch vụ nông nghiệp cũng phát triển nên nông dân hầu như không còn thiếu phân bón và thuốc BVTV. Tuy nhiên sự hiểu biết và áp dụng các biện pháp sử dụng phân bón và thuốc BVTV thì còn nhiều bất cập, hầu hết các hộ sản xuất đều sử dụng phân vô cơ, lượng bón cao hơn so với quy trình đặc biệt là phân đạm, ít sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh. Thuốc BVTV dùng chủ yếu là các loại thuốc hóa học, liều lượng dùng cao, số lần phun nhiều hơn so với quy trình khuyến cáo, chưa đảm bảo thời gian cách ly.
* Về chính sách của nhà nước: Trên địa bàn huyện Việt Yên các hộ trồng lúa hầu hết được sự quan tâm của nhà nước, tỷ lệ này chiếm 80%, 7,8% các hộ chưa tiếp cận được, và 12,2% chưa được sự quan tâm. Tuy nhiên sự quan tâm của nhà nước về các chính sách đối với nông dân chỉ mới được một số mảng nhất định như hỗ trợ vốn, kỹ thuật, hỗ trợ về phân bón, thuốc BVTV, còn lại một số mảng chưa được quan tâm giải quyết như về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các phương pháp bảo quản sau chế biến nông sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75
3.4.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ
Trong quá trình sản xuất hàng hóa nói chung, sản xuất hàng hóa nông nghiệp nói riêng thì một yếu tố vô cùng quan trọng đó là thị trường tiêu thụ. Vì vậy khi đánh giá khả năng phát triển sản xuất một mặt hàng gì thì ta phải đánh giá khả năng tiêu thụ của mặt hàng đó. Qua quá trình phỏng vấn, phát phiếu điều tra chúng tôi thu được một số kết quả thể hiện ở bảng 3.18
Bảng 3.18: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ nông sản theo hướng hữu cơ
TT Chỉ tiêu Chỉ tiêu đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%)