Tiến hành xây dựng mô hình thử nghiệm trồng lúa theo hướng hữu cơ trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 47)

đồng rung.

- Thời vụ trồng: Vụ xuân 2014 - Tên giống: Bắc Thơm 7. - Địa điểm: Xã Việt Tiến.

- Phân hữu cơ sử dụng là phân bò, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân bón lá cá heo đỏ.

- Ngày gieo mạ vào 20 tháng 1, cấy vào ngày 05 tháng 2 năm 2014

- Mật độ: cấy 1 dảnh/khóm. Mật độ 30 dảnh/m2, khoảng cách 18cm x 18cm (vuông mắt sàng) luống rộng 2m có 11 cây mạ. Cấy khi mạđược 3-4 lá.

*Mô hình thử nghiệm: được thực hiện trên 4 hộ nông dân, diện tích 150 m2

cho một thí nghiệm. Mỗi ô thí nghiệm được che phủ nilon quanh bờ đảm bảo nguồn nước sạch, có dải phân cách đối với ruộng khác là 2 m.

- Phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng bón 100% trước khi bừa lần cuối, 300 kg tro bếp bón lót, xử lý đất trước khi cấy bằng chế phẩm vi sinh Bioplant (theo hướng dẫn trên bao gói), 2 tấn phân vi sinh sông Gianh bón 60% sau khi bừa lần cuối, còn lại bón thúc làm cỏđợt 1 khi lúa hồi xanh, bắt đầu chuẩn bịđẻ nhánh.

- Phân Bón lá sử dụng phân bón lá Cá Heo Đỏ với liều lượng: 8,4 l/ha, phun vào 3 giai đoạn (liều lượng cho 1 giai đoạn 2,8 l/ha):

+ Sau khi lúa cấy 5 ngày. + Khi lúa làm đòng.

+ Giai đoạn trước khi lúa trỗ 15 ngày.

*Đối chứng: là hình thức trồng lúa truyền thống của địa phương, được thực hiện trên 4 hộ nông dân.

Phân bón cho 1 ha: 5,4 tấn phân hữu cơ + 74 kg N + 52 P2O5 + 59 kg K2O. - Bón lót (trước khi bừa cấy) toàn bộ phân hữu cơ, phân lân + 40% phân đạm + 20% phân kali; bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% phân đạm + 30% phân Kali; bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái) bón lượng phân còn lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 47)