2.3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng: Theo dõi 10 khóm/ô theo đường chéo góc 5 điểm
Chiều cao cây. Tổng số dảnh/khóm.
Tổng số dảnh hữu hiệu/khóm.
* Các chỉ tiêu sinh lý: Lấy mỗi ô 3 khóm tiến hành cân. + Khối lượng chất khô tích luỹ tính bằng g/khóm. + Tốc độ tích luỹ chất khô CGR (g/m2đất/ngày đêm) CGR = (W2 – W1)/T
CGR: Tốc độ tích luỹ chất khô
W1: Khối lượng chất khô lấy mẫu lần trước. W2: Khối lượng chất khô lấy mẫu lần sau. T: Thời gian giữa hai lần lấy mẫu.
Lấy mẫu ở các thời điểm: Lúa đẻ nhánh rộ, trước trỗ và chín sáp.
2.3.4.2 Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu:
Theo dõi sâu bệnh xuất hiện và gây hại trên lúa sau đó đánh giá theo phương pháp cho điểm hoặc theo tỷ lệ % bị hại.
2.3.4.3 Các chỉ tiêu về năng suất:
Lấy ngẫu nhiên 10 khóm/1 ô theo đường chéo 5 điểm đo đếm các chỉ tiêu: - Số bông/khóm: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm, sau đó tính trung bình. - Số hạt trên bông và tỷ lệ hạt lép (%): Đếm tổng số hạt trên bông bao gồm tổng số gath chắc và tổng số hạt lép trên bông sau đó tính % hạt lép.
- Khối lượng 1000 hạt: Trộn đều hạt chắc của 10 khóm trong ô, đếm 2 lần 500 hạt rồi cân riêng, tính trung bình.
- Năng suất lý thuyết: NSLT: A x B x C x D x 10 -4 A: Số bông/m2 B: Tổng số hạt chắc/bông C:Tỷ lệ hạt chắc D: Khối lượng 1000 hạt (gr)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
2.3.4.4 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng:
Tiến hành phân tích 2 mẫu trong đó một mẫu trong công thức mốt mẫu lấy từ đối chứng (theo sản xuất đại trà) để so sánh: - Nhiệt trở hồ Tỷ lệ gạo xát * Chất lượng xay xát Tỷ lệ gạo xát = Khối lượng gạo xát x 100 Khối lượng thóc Tỷ lệ gạo nguyên = Khối lượng gạo nguyên x 100 Khối lượng gạo xay xát * Chất lượng gạo thương phẩm
- Xác định chiều dài, chiều rộng hạt gạo (mm), tỷ lệ D/R đo bằng thước Panmes.
* Chất lượng nấu nướng
- Xác định hàm lượng amyloce theo phương pháp Juliano, so màu trên máy quang phổ Helios Alpha – Thermal Spectronic
* Chất lượng dinh dưỡng
- Xác định hàm lượng nitơ tổng số trong hạt gạo theo phương pháp Kjendahl