Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa Bắc Thơm số

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 98)

1 Khu vực Thành phố Bắc Giang Huyện trong Tỉnh

3.5.6 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa Bắc Thơm số

nhánh rộ cho đến thời kỳ trước trỗ sau đó giảm dần.

Qua bảng số liệu chúng tôi thấy ở các giai đoạn thì chỉ số diện tích lá ở công thức HC là cao hơn hẳn ở công thức ĐC. Sự khác nhau giữa công thức HC với ĐC là có ý nghĩa thống kê.

3.5.6 nh hưởng ca phương thc canh tác đến kh năng chng chu sâu bnh ca ging lúa Bc Thơm s 7 ca ging lúa Bc Thơm s 7

Với xu thế chọn giống lúa mới ngày nay là có năng suất, chất lượng và thâm canh cao đáp ứng nhu cầu của thị trường thì mặt trái của nó là sự phát triển của sâu, bệnh hại. Mặt khác, canh tác lúa đòi hỏi phải bảo vệ môi trường hạn chế tối đa việc dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng trên thế giới tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng. Khoảng 80% các loại thuốc bảo vệ thực vật sản xuất ra được sử dụng ở các nước đang phát triển, tốc độ sử dụng tăng khoảng 7 - 8%/năm (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006). Nước ta có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh. Hàng năm các loài sâu, bệnh hại gây hại đối với cây trồng nói chung và đối với cây lúa nói riêng là rất lớn, Theo thống kê của FAO hàng năm sâu bệnh làm giảm từ 12-14% sản lượng trồng trọt trên thế giới. Hơn nữa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều càng làm cho môi trường sinh thái có xu hướng xấu, phá vỡ thế cân bằng của tự nhiên và dẫn đến các đại dịch về sâu, bệnh hại. Vì vậy việc nghiên cứu tình hình sâu bệnh của giống sẽ giúp ta có thể biết được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

giống nào có khả năng chống chịu sâu bệnh, thời điểm gây hại chủ yếu... Để từđó chọn ra những giống thích hợp, bố trí thời vụ hợp lí cũng như có những biện pháp phòng trừ hợp lí để bảo vệ cây và môi trường sống.

Qua theo dõi khả năng chống chịu của các công thức ở vụ xuân năm 2013 chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.23.

Bảng 3.23 Khả năng chống chịu của giống lúa ở các công thức PT Sâu cuốn lá Rầy nâu Bạc lá Đạo ôn Khô Vằn Tính

chống đổ

ĐC 2 1 0 1 1 1

HC 2 1 0 1 1 1

- Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guence): Đây là đối tượng gây hại phổ biến trên ruộng lúa và gây hại cho các giống từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến trước trỗ. Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại, sâu nằm trong bao ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá theo dọc gân lá, không ăn biểu bì mặt dưới tạo thành các vệt dọc theo gân lá, các vệt này có thể nối liền với nhau tạo thành từng mảng. Sâu cuốn lá gây hại trên tất cả các công thức nhưng ở mức nhẹ (điểm 2) nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

- Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal): Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ Lúa bị rầy nâu phá hại nặng có thể bị chết từng đám và thường bị hại từ trỗđến chín. Trong các công thức thí nghiệm đều bị hại ở mức nhẹ điểm 1 theo tiêu chuẩn ngành, không phải phun trừ, không ảnh hưởng đến năng suất.

- Bệnh Bạc lá: Bệnh bạc lá là do vi khuẩn Xanthomonas oryza gây lên, đây là bệnh phổ biến, nguy hiểm gây thiệt hại lớn trên diện rộng nhất là trong vụ lúa mùa ở Việt Nam. Bệnh bạc lá lúa gây suy giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, tấn công mạnh nhất vào phần lá cây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, trao đổi chất, tích lũy chất dinh dưỡng trong cây làm cho năng suất và chất lượng giảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

rõ rệt. Qua quá trình theo dõi ở vụ xuân không thấy bệnh bạc lá gây hại trên các công thức.

- Bệnh đạo ôn: Bệnh hại trên lá, đốt thân cổ bông, gié và hạt lúa. Bệnh do nấm Pyricularia oryzae Carava, loại nấm này có thể lây nhiễm ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Vết bệnh trên lá có hình thoi, những đốm to thì hai đầu nhọn, tâm có màu xám trắng. Trên giống nhiễm, các vết bệnh rất to thường liên kết với nhau tạo thành mảng cháy khô trên lá. Trên giống kháng các vết bệnh thường rất nhỏ bằng đầu kim màu nâu rất dễ nhầm lẫn với bệnh tiêm lửa hoặc đốm nâu mới phát triển. Khi cây lúa bị bệnh gây ra hiện tượng cháy lá làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm năng suất lúa. Ở tất cả công thức đều xuất hiện vết bệnh nhưng ở mức độ nhẹởđiểm 1.

- Bệnh khô vằn: Bẹ lá bị bệnh biến màu, trên bẹ lá xuất hiện các vệt to, hình bầu dục, đầu tiên là có các đốm màu xanh thẫm, sau chuyển màu bạc nâu có viền màu nâu tím. Các vết bệnh ban đầu dài khoảng 1 cm, có hình ovan hay hình elip sau các vết bệnh lớn dần, kéo dài ra khoảng 2 – 3 cm và hòa lẫn với nhau vàn vèo ở bất kỳ chỗ nào trên bẹ lá lúa. Trong điều kiện ẩm độ phù hợp, những lá tiếp giáp với thân lúa bị bệnh có thể bị lây bệnh. Khi cây lúa bị bệnh khô vằn diện tích quang hợp của lá lúa giảm, ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô. Bệnh khô vằn xuất hiện vào thời kỳ lúa sắp trỗ và gây hại đến giai đoạn chín sữa. Ở tất cả công thức đều xuất hiện vết bệnh nhưng ở mức độ nhẹởđiểm 1.

- Tính chống đổ là một đặc tính quan trọng của cây lúa, phụ thuộc vào giống và kỹ thuật thâm canh, cùng giống nếu lượng đạm sử dụng càng nhiều thì khả năng chống đổ càng kém Các công thức chống đổởđiểm 1.

Như vậy trong cùng điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác nhưng các công thức khác nhau có mức độ nhiễm sâu bệnh khác nhau. Nhìn chung các công thức đều nhiễm sâu bệnh nhưng ở mức độ thấp. Khi các công thức có dấu hiệu bị sâu bệnh gây hại đã tiến hành phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc nên ít gây hại dến sức khỏe của con người cũng như môi trường xung quanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)