Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến thời gian sinh trưởng của giống Bắc Thơm số

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 93)

1 Khu vực Thành phố Bắc Giang Huyện trong Tỉnh

3.5.2.Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến thời gian sinh trưởng của giống Bắc Thơm số

Bc Thơm s 7

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia làm hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ gieo đến khi làm đòng. Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như: Rễ, thân, lá, nhánh và một phần tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn sau, thời kỳ này có các giai đoạn: Nảy mầm, mạ, đẻ nhánh, vươn lóng. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực được tính từ khi cây lúa làm đòng cho đến khi chín. Nếu thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định số bông/khóm thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc. Thời kỳ này chia làm các giai đoạn: Làm đòng, trỗ bông, chín sữa, vào chắc, chín. Như vậy sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu khác nhau ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Thời gian sinh trưởng sinh thực rất ít biến động, thời gian từ làm đòng đến trỗ khoảng 30 ngày thời gian từ trỗđến chín 28 - 30 ngày.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy, giống, điều kiện sinh thái, phương thức gieo cấy, chếđộ chăm sóc... Nắm được quy luật thay đổi thời gian sinh trưởng của cây lúa là cơ sởđể xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ cũng như có các biện pháp kỹ thuật bổ trợ cho các quá trình đó.

Mỗi một giống thời gian trải qua các thời kì sinh trưởng phát triển là khác nhau. Các giai đoạn này do đặc tính di truyền của giống quy định, đồng thời các yếu tố ngoại cảnh và điều kiện canh tác cũng có ảnh hưởng nhất định. Vì vậy cần phải theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống để có cơ sở trong việc bố trí thời vụ cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật khác nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất của giống. Thời gian sinh trưởng phát triển của giống Bắc thơm số 7 ở các công thức được thể hiện ở bảng 4.19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc Thơm số 7 Đơn vị: Ngày Phương thức Thời gian từ cấy đến ... Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Bắt đầu trổ 10% Kết thúc trỗ 80% Thời gian sinh trưởng ĐC 20 60 88 92 126 HC 20 55 89 93 127 Bảng 3.19 cho thấy:

-Tuổi mạ: Tuổi mạ được tính từ khi gieo đến khi cấy. Giai đoạn này cây lúa sống nhờ dinh dưỡng trong hạt là chủ yếu, đến cuối giai đoạn này cây chuyển từ tự dưỡng sang dị dưỡng nên cần chú ý đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Các công thức có tuổi mạ là như nhau, sau gieo 15 ngày thì cùng nhổ cấy, mạ của các công thức đều sinh trưởng mạnh.

- Thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh: Đây là thời gian cần thiết để cây phục hồi chức năng rễ và hút dinh dưỡng từ đất để nuôi cây. Thời kỳ này dài ngắn phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, độ sâu khi cấy...

Các công thức có thời gian bén rễ, hồi xanh ngắn từ 3 đến 5 ngày

- Thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh: Đẻ nhánh là một đặc tính di truyền của giống nhưng nó cũng chịu chi phối rất lớn bởi điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng... như bón phân đầy đủ và đúng lúc sẽ giúp lúa đẻ sớm, tập trung, nâng cao số nhánh hữu hiệu. Nếu bón phân muộn làm lúa đẻ lai rai kéo dài thời gian sinh trưởng dinh dưỡng, tăng thêm số nhánh vô hiệu.

Đây là thời gian rất quan trọng quyết định đến số nhánh hữu hiệu của cây. Thời gian của giai đoạn này càng ngắn thì cây đẻ càng tập trung, số nhánh hữu hiệu càng cao. Do đó khi nghiên cứu về giai đoạn này sẽ giúp nắm được đặc điểm của quá trình đẻ nhánh và các biện pháp kỹ thuật tác động đúng lúc, hợp lý để cây lúa đẻ nhánh tập trung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

Qua bảng 3.19 chúng tôi thấy thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh của các phương thức từ 37 ngày đến 40 ngày. Điều này không có lợi vì sẽ làm tăng số nhánh vô hiệu, tăng số bông xanh làm tiêu hao vật chất Vì vậy, cần tác động các biện pháp kỹ thuật điều khiển dinh dưỡng để kết thúc giai đoạn đẻ nhánh sớm, từđó làm tăng số nhánh hữu hiệu.

- Thời gian từ cấy đến bắt đầu trỗ: Đây là thời kỳ cây lúa chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Sau khi đẻ nhánh đạt tối đa cây lúa chuyển sang thời kỳ làm đốt, làm đòng. Ở thời kỳ này cây lúa tiếp tục ra những lá cuối cùng, các nhánh vô hiệu lụi dần, chiều cao tăng chậm, các nhánh tốt được phát triển hoàn chỉnh để trở thành nhánh hữu hiệu, các chất dinh dưỡng đều tập trung cho việc phân hoá đòng.

Qua bảng 3.19 chúng tôi thấy biến động về thời gian này giữa các công thức không khác nhau, biến động khoảng 1 ngày.

- Thời gian trỗ của các công thức: Thời gian trỗ dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật canh tác. Thời kỳ này các điều kiện ngoại cảnh có tác động rõ rệt và trực tiếp đến năng suất do đó cần phải chú ý để bố trí thời vụ hợp lý tránh các điều kiện bất lợi. Thời gian này càng ngắn càng tránh được các điều kiện thời tiết bất lợi.

Qua theo dõi chúng tôi thấy các công thức có thời gian trỗ ngắn, tập trung. Thời gian trỗ của các công thức khoảng 4 ngày .

- Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng (TGST) là khoảng thời gian được tính bằng ngày kể từ khi gieo cho đến khi lúa chín (80% số bông/quần thể chín). Thời gian sinh trưởng của cây lúa dao động từ 80 - 240 ngày, cá biệt có giống tới 270 ngày như giống lúa nổi hoặc có giống chỉ có 75 ngày (Phạm Văn Toản, 2002). Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường cây lúa sinh trưởng (mùa vụ, đất đai, kỹ thuật canh tác…) cùng một giống nhưng trồng trong hai vụ khác nhau thời gian sinh trưởng cũng khác nhau. Thời gian sinh trưởng của lúa mà quá ngắn không đủ để cây đẻ nhánh và tạo nên một diện tích lá tốt, nếu thời gian sinh trưởng quá dài làm cho cây bị che bóng lẫn nhau ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84

của bộ lá… (Nguyễn Thị Lẫm, 1999). Do vậy, tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây lúa là rất cần thiết, là cơ sởđể chúng ta bố trí cơ cấu cây trồng, cũng như biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Qua nghiên cứu chỉ tiêu này chúng tôi thấy thời gian sinh trưởng của các công thức biến động trong khoảng 1 ngày.

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 93)