* Tài nguyên rừng:
Theo số liệu thống kê, Việt Yên không có rừng tự nhiên. Hiện nay toàn huyện có 814,04 ha rừng trồng tập trung ở các xã Nghĩa Trung, Minh Đức, Việt Tiến, Vân Trung, Trung Sơn. Diện tích rừng hàng năm không ngừng được nhân rộng và phát triển, phong trào trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc được đẩy mạnh. Do đó việc sử dụng đất trên địa bàn huyện tiết kiệm và hợp lý hơn.
* Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
Trên địa bàn huyện có trữ lượng sét tương đối lớn làm nguồn vật liệu xây dựng, chủ yếu dùng vào sản xuất gạch ngói (trữ lượng khoảng gần 100 triệu tấn).
Huyện còn có nguyên liệu gốm sứ chịu lửa, tuy nhiên chất lượng kém, ít có triển vọng. Ngoài ra, sông Cầu chẩy qua huyện đã cung cấp một phần lượng cát, sỏi cho xây dựng, nhưng trữ lượng không lớn.
* Tài nguyên nhân văn
Việt Yên là huyện có truyền thống văn hoá phát triển lâu đời. Đây là quê hương của rượu Làng Vân nổi tiếng, có làng quan họ và nhiều di tích lịch sử văn hoá như: di tích Yên Viên (Vân Hà), chùa Bồ Đà (Tiên Sơn), Đình Thổ Hà (Vân Hà), Đình Đông (Bích Động),… Tổng số có 38 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 32 di tích được xếp hạng (16 cấp quốc gia và 22 cấp tỉnh) cần được tôn tạo và bảo vệ. Huyện có lễ hội truyền thống là lễ hội chùa Bổ từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 2 âm lịch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
Như vậy nếu được đầu tư, kiến tạo đúng hướng thì huyện sẽ chở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu… Những giá trị văn hóa, di tích lịch sử này là cơ sởđể huyện Việt Yên phát triển ngành dịch vụ, du lịch.
* Cảnh quan môi trường
Việt Yên là huyện trung du, ngoài những di tích lịch sử văn hoá ra còn có những thắng cảnh tự nhiên có thể khai thác vào mục đích du lịch như suối Tóp (Vân Trung), núi chùa Bổ(Thượng Lát – Tiên Sơn),… Nhìn chung môi trường sinh thái của Việt Yên là tốt, trừ một số khu vực xung quanh nhà máy gạch (Bích Sơn, làng nghề Vân Hà, Phúc Lâm, Chợ Nếnh) có nguy cơ ô nhiễm do chất thải từ các lò nung và phế thải.