1.2.3.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơở Việt Nam
Về sản xuất, Việt Nam là nước có truyền thống nông nghiệp hàng nghìn năm, có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nguồn tài nguyên động thực vật dồi dào phong phú, với diện tích đất đai trong tình trạng còn là hữu cơ tự nhiên khá lớn tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn (không hoặc ít sử dụng hóa chất) thì cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
hội cho Việt Nam phát triển nông nghiệp hữu cơ là rất lớn. giống như nhiều nước khác trên thế giới, nông dân nước ta được hiểu là canh tác hữu cơ theo cách truyền thống từ hàng nghìn năm nay, nhưng sản xuất NNHC theo khái niệm hiện tại của Hiệp hội NNHC Quốc Tế (IFOAM) thì còn rất mới mẻ. NNHC theo khái niệm của IFOAM thực ra mới chỉ được bắt đầu ở Việt Nam vào cuối những năm 1990 với một vài sáng kiến, chủ yếu tập trung vào việc khai thác các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như các loại gia vị và tinh dầu thực vật, để xuất khẩu sang một số nước châu Âu ( Simmons và Scott, 2008).
Theo số liệu IFOAM công bố năm 2012, năm 2010 Việt Nam có 19.272 ha sản xuất NNHC được chứng nhận ( tương đương 0,19% tổng diện tích canh tác), cộng với 11.650 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ/ sinh thái và 2.565 ha rừng nguyên sinh để khai thác sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Báo cáo của FiBL – IFOAM không nêu tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ Việt Nam, nhưng theo báo cáo của Hiệp hội NNHC Việt Nam thì ước đạt khoảng 12-14 triệu USD. Các sản phẩm hữu cơđang được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, quế, hồi, tinh dầu, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế.
Về chứng nhận chất lượng: Hiện nước ta vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn Quốc gia và khung pháp lý cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng sản phẩm NNHC. Đầu năm 2007, bộ NN _ PTNT ban hành tiêu chuẩn ngành số 10TCN602-2006 cho các sản phẩm hữu cơ Việt Nam, nhưng tiêu chuẩn này còn rất chung chung, đồng thời kể từ đó đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc cấp chứng nhận hữu cơ, để làm cơ sở cho các đơn vị sản xuất, chế biến và các đối tượng quan tâm khác thực hiện. Hiện cả nước có 13 tổ chức là các nhóm nông dân sản xuất và các doanh nghiệp được tổ chức quốc tế chứng nhận đạt chuẩn để xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang các nước Châu Âu, Mỹ…. Theo Cục Trồng trọt (2013) , Bộ NN- PTNT đang tiến hành xây dựng quy chuẩn mới cho sản phẩm NNHC được sản xuất tại Việt Nam, dự theo tiêu chuẩn quốc tế IFOAM. Dự kiến đến cuối năm 2013 đầu 2014, quy chuẩn này sẽđược ban hành. Bộ NN- PTNT cũng đã có kế hoạch thiết lập một hệ thống giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng cho sản phẩm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
NNHC đạt chuẩn, tuy nhiên lộ trình thời gian và bước đi cho việc thực hiện kế hoạch này vẫn chưa được xác định. Một số công ty tư nhân như Qualiservice, gần đây đã cố gắng nâng cao năng lực dịch vụ để hỗ trợ nông dân được cấp chứng chỉ chất lượng ( theo hướng “ hữu cơ” hoặc “ Việt GAP”) cho sản phẩm trồng trọt và thủy sản đạt chuẩn.
Tiêu dùng: Thị trường nội địa cho sản phẩm NNHC hiện chưa phát triển. Hiện không có số liệu thống kê chi tiết về chủng loại và số lượng sản phẩm hữu cơ được sản xuất và tiêu thụ hàng năm, tuy nhiên dễ nhận thấy rằng các sản phẩm rau hữu cơ là để tiêu thụ nội địa, còn các sản phẩm hữu cơ khác như chè, tôm, gạo… là để xuất khẩu. Hiện cũng không có số liệu về chủng loại và số lượng sản phẩm hữu cơđược nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước, mặc dù có báo mạng thông tin rằng việc nhập khẩu và tiêu dùng các sản phẩm như vậy đang ngày càng tăng ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Chính sách: Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trong đó có NNHC. Tuy nhiên vẫn còn thiếu các chính sách cụ thể định hướng chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, để thực sự thúc đẩy sản xuất NNHC phát triển. Gần đây đã xuất hiện một số tín hiệu tốt về sự ủng hộ của Nhà nước cho NNHC, cuối năm 2011 Chính phủ đã cho phép thành lập Hiệp hội NNHC Việt Nam và từđầu năm 2012 Hiệp hội bắt đầu đi vào hoạt động. Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 01/2012/QD-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong đó có NNHC. Gần đây Bộ NN- PTNT khẳng định sự hỗ trợ có phần mạnh mẽ hơn đối với NNHC, thông qua việc phê duyệt chương trình khung nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2013-2020, trong đó có NNHC.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
1.2.3.2 Các cơ quan, tổ chức hoạt động về NNHC
Các cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực NNHC gồm: Bộ NN – PTNT , Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo… Hầu hết các viện và các sở nghiên cứu quan tâm đến NNHC đều trực thuộc Bộ NN- PTNT, với chức năng, nhiệm vụ liên quan đến đối tượng cây trồng, vật nuôi và thủy sản, gồm Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ( VAAS) và các viện/ trung tâm nghiên cứu trực thuộc, Viện Chăn nuôi, các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản ( RIA1, RIA2, RIA3…) và các trường đại học nông nghiệp.
Các tổ chức Phi chính phủ và doanh nghiệp quan tâm đến NNHC gồm: Hội Nông dân Việt Nam ( VNFU) cho rau hữu cơ, Công ty ECOMART cho chè hữu cơ, Organik Đà Lạt cho rau hữu cơ, Doanh nghiệp Trang trại xanh Viễn Phú cho gạo hữu cơ và các mô hình nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà mau…. Có rất ít các cơ quan, tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển NNHC ở Việt Nam, ngoại trừ tổ chức ADDA của Đan Mạch, GTZ của Đức và gần đây là tổng cục phát triển Nông thôn RDA của Hàn Quốc.
Ở Hà Nội sản xuất rau hữu cơđã bắt đầu từ năm 1999, với công ty "Hữu cơ Hà Nội". Công ty này đã kết nối thành công 50 nông dân sản xuất rau tươi, thảo mộc, trà xanh, quả và gạo được chứng nhận năm 2003 bởi ACT (Earth Net Foundation, 2004).
Hiện nay, ở nước ta đã xuất hiện một số tấm gương điển hình tiên phong đi vào sản xuất NNHC, có thể kểđến là mô hình “Sản xuất gạo thơm Hữu cơ Hoa Sữa của công ty cổ phần thương mại và sản xuất Viễn Phú” tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau do ông Võ Minh Khải làm Giám đốc.
Mô hình rau hữu cơ của anh Bá Hùng thực hiện tại thành phố Đà Lạt trong 10 năm qua đã chứng minh tính ưu việt của các sản phẩm rau hữu cơ trong thị trường, đáp ứng được nhu cầu cho mọi tổ chức, cá nhân về rau hữu cơ. Mô hình cam sành đặc sản ở Hàm Yên, Tuyên Quang đã khẳng định trái cây hữu cơ miền núi phía Bắc Việt Nam.
Mô hình chè GAP và hữu cơở tỉnh Lâm Đồng do TS. Phạm S nghiên cứu, chỉđạo sản xuất đã chứng minh được sản phẩm chè hữu cơ sạch và an toàn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
1.2.3.3. Hiện trạng nghiên cứu và đào tạo về NNHC
Trong khi sản xuất nông nghiệp nước ta thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu to lớn, song lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo để thúc đẩy phát triển NNHC chưa nhận được sự quan tâm đầu tưđúng mực. Thông tin về hoạt động nghiên cứu và đào tạo, huấn luyện về NNHC được công bố chính thức trên tạp trí trong nước và quốc tế hiện còn quá ít. Các chương trình, đề tài nghiên cứu và phát triển đã và hiện đang được tiến hành chủ yếu tập trung vào việc chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới và xây dựng biện pháp kỹ thuật cho phù hợp với giống cây trồng, vật nuôi đó, sản xuất sản phẩm cây trồng có chất lượng cao và an toàn dựa theo các nguyên lý ICM hoặc GAP. Những kết quả nghiên cứu trên được biên soạn, tổng kết để khuyến cáo bổ sung cho sản xuất NNHC.
Lĩnh vực đào tạo, huấn luyện về NNHC cũng đang trong tình trạng tương tự. Đại học Nông nghiệp Hà Nội gần đây đã thành lập trung tâm thúc đẩy và nghiên cứu NNHC ( COAPS). Trong quá trình nghiên cứu và hoạt động Trung tâm đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu như: quy trình sản xuất dưa chuột hữu cơđề tài cấp bộ đã nghiệm thu đạt loại khá, quy trình sản xuất lúa hữu cơđề tài cấp thành phố, nghiên cứu sản xuất bắp cải, su su, đậu trạch, đậu đũa, cà chua, các loại cải ăn lá theo hướng hữu cơ…Trung tâm đã mở các lớp tập huấn phương pháp sản xuất hữu cơ cho cán bộ khuyến nông, nông dân tại Hưng Yên, Hà nội, Bắc Ninh...
Tương lai không xa, hy vọng nông nghiệp Việt Nam sẽ xuất hiện trên bản đồ NNHC trên thế giới tương tự như gạo của Việt Nam đã và đang ngoạn mục xếp hạng trong danh sách các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
1.2.3.4 Những nghiên cứu về phân hữu cơ, phân vi sinh
Trước những năm 1954 nông nghiệp Việt Nam vốn là nền nông nghiệp hữu cơ nông dân nhiều nơi có tập quán dùng phân chuồng, phân bắc, phân xanh, bèo hoa dâu bón ruộng. Ngày nay, các loại phân hữu cơ do nông dân tự chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp và các loại phân bón hữu cơ vi sinh được chế biến theo công nghệ sinh học cũng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Những nghiên cứu về hiệu lực của phân hữu cơđối với cây trồng đã được quan tâm nghiên cứu một cách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
có hệ thống từ những năm 1960 cho đến nay. Theo số liệu tổng kết của Mai Văn Quyền dựa trên các kết quả nghiên cứu từ 1992-1994 về hiệu lực của phân chuồng trên hai vùng đồng bằng chính là vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã khẳng định phân hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và độ phì nhiêu của đất và năng suất cây trồng.
Bảng 1.2: Hiệu suất phân chuồng cho lúa ởđồng bằng Sông Hồng và sông Cửu Long (Kg thóc/tấn PC)
Vùng Vụ xuân Vụ mùa TB
ĐB sông hồng 81 74 77,5
ĐB sông Cửu Long 157 94 125,5
(Phạm Tiến Hoàng & cs, 1999)
Các nghiên cứu được tiến hành trên nhiều loại đất bạc màu, đất cát biển, đất phù sa (phù sa sông Hồng, sông Dinh (Khánh Hoà), sông Cửu Long), trên nền phèn tại Cần Thơ. Nghiên cứu được tiến hành với công thức luân canh cây trồng có lúa: Lúa xuân – lúa mùa – ngô đông ở Bắc Giang, Hà Tây, Nghệ An; Lúa đông xuân – lúa xuân hè – lúa hè thu ở Khánh Hoà, Cần Thơ. Kết quả cho thấy, vùi phụ phẩm nông nghiệp đã cải thiện độ phì nhiêu đất hàm lượng chất hữu cơđạm sinh học, vi sinh vật... tăng năng suất 6-12% so với không vùi. Phụ phẩm nông nghiệp có thể thay thế lượng phân chuồng cần bón cho cây trồng trong cơ cấu lúa 20% lượng phân đạm 30% lượng kali mà năng suất không đổi so với không vùi. Hiệu quả kinh tế tương đương với bón đầy đủ phân chuồng, phân khoáng NPK cao hơn 5% so với bón khoáng NPK lợi nhuận tăng 5 – 12% so với không vùi phụ phẩm nông nghiệp.
Lưu Hồng Mẫn và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tại viện lúa ĐBSCL đồng thời phối hợp thực hiện với trung tâm giống cây trồng Sóc Trăng và trại giống Bình Đức, An Giang nhằm xác định ảnh hưởng dài hạn của phân hữu cơ từ rơm rạ với phân hoá học không khác biệt so với bón hoàn toàn phân hóa học mà tiết kiệm nhiều chi phí. Khi bón toàn bộ phân hữu cơ này ngay vụđầu tiên tiết kiệm được chi phí 40% nếu bón liên tục 10 vụ tiết kiệm 80% lượng NPK sử dụng rơm rạ giảm lượng phân bón hoá học, hạn chế ô nhiễm môi trường cung cấp mùn trả lại tàn dư cho đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
Phân hữu cơ vi sinh đã làm tăng năng suất 8-30% (Trung Quốc năng suất lúa tăng 25,2% - 32,6%, Thái Lan 2,5% - 29,5%, Ấn độ 9,9%) (Hoàng Hải, 2007), phân vi sinh vật cố định nitơ hội sinh (Azogin) ở 15 tỉnh miền bắc, miền Trung, miền Nam trên hàng trục ngàn ha cho thấy trong cùng điều kiện sản xuất ruộng lúa bón phân vi sinh vật có năng suất cao hơn so với đối chứng.
- Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sơn tại Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy sử dụng phân hữu cơ vi sinh vừa có tác dụng nâng cao năng suất chất lượng nông sản cải tạo đất góp phần bảo vệ môi trường (Suichi Yoshida, 1985).
- Kết quả nghiên cứu của Phạm Tiến Dũng và Nguyễn Thị Nga tại trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho thấy bón phân giun quế cho su hào trồng trong hộp xốp rất phù hợp với mô hình trồng rau đô thị hiện nay. Chi phí không cao mà lại thu được sản phẩm rau an toàn tuyệt đối và chất lượng cao cho gia đình.
- Bón phân hữu cơ vi sinh có tác dụng cải tạo đất bạc màu Sóc Sơn làm hàm lượng mùn tăng từ 0,12-0,18% ở vụ xuân, 0,05-0,15% ở vụ mùa. Đạm tăng từ 0,01- 0,03% ở vụ xuân và 0,01-0,02% ở vụ mùa. P2O5 dễ tiêu 0,7-3,7% ở vụ xuân, 0,6- 3,1% ở vụ mùa, K2O dễ tiêu 0,2% ở vụ xuân, 0,1-0,8% ở vụ mùa (Nguyễn Ngọc Tân, 2005).
- Hiệu quả kinh tế của bón hữu cơ vi sinh cho lãi thuần từ 1,07-2,33 triệu đồng/ha vụ xuân, 0,88-2,25 triệu đồng /ha vụ mùa.
Việc nghiên cứu và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất lúa dù mới bước đầu thực hiện nhưng đã đạt được những kết quả khả quan.
- Phân hữu cơ vi sinh kết hợp với NPK có tác dụng tăng năng suất Bắc Thơm 7 với 6,5 tạ vụ xuân, 2,9-6,3 tạ trong vụ mùa (YuanL.Pand S.S. Virmani, 1998).
- Trong sản xuất lúa hữu cơ, ngoài việc sử dụng các loại phân hữu cơ bón vào đất như phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh sông gianh, việc bổ sung thêm dinh dưỡng hữu cơ qua lá có vai trò quan trọng cho sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Phun thêm dinh dưỡng qua lá đã làm cho năng suất tăng có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế tăng từ 28% đến 80% tùy theo mỗi loại dinh dưỡng so với đối chứng không phun. ( Phạm Tiến Dũng, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
- Kết quả nghiên cứu tại Gia Lâm, Hà nội cho thấy bón phân Compost với lượng 30 tấn/ha và phân vi sinh Sông Gianh 2,5 tấn/ha cho dưa chuột đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nông sản hữu cơ chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. ( Phạm Tiến Dũng & cộng sự, 2012).
- Nghiên cứu sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Gia Lâm, Hà nội cho thấy cầy vùi rơm rạ với chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, tạo ra nông sản sạch, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. (Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Xuân Xanh, 2012).