Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 64)

3.2.3.1. Nông nghiệp

Việt Yên là huyện sản xuât nông nghiệp chủ yếu, những năm vừa qua thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa như quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô tập trung với các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, chuyển đổi vùng đất trũng trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế trang trại, kinh tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

kết hợp VAC. Sản xuất nông nghiệp của huyện Việt Yên trong giai đoạn 2009 - 2012 được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Diễn biến sản xuất trồng trọt huyện Việt Yên

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012

* Sản lượng lương thực có hạt (tấn) 71.782 74.630 75.180 76.238 * Bình quân lương thực (kg/người) 453,4 466,1 477,9 464,8 * Diện tích gieo trồng (ha) 17.174 18.401 17.453 17.640 - Cây lương thực (ha) 14.104 14.765 14.203 13.892 - Cây công nghiệp ngắn ngày (ha) 881 942 870 794 - Cây rau, đậu các loại (ha) 2008 2519 2195 2376 - Cây trồng khác (ha) 181 174 185 144

Nguồn: Phòng Thống kê Việt Yên - Ngành trồng trọt:

Diện tích đất gieo trồng hàng năm giảm từ 18.401ha năm 2010 xuống còn 17.640 ha năm 2012 giảm 1.195 ha. Cây lương thực chiếm diện tích lớn nhất trong diện tích gieo trồng hàng năm, diện tích cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây chất bột đều có xu hướng giảm dần. Diện tích đất gieo trồng hàng năm giảm do việc phát triển công nghiệp và đô thị. Trong những năm gần đây diện tích gieo trồng cây vụđông tăng chậm và có xu hướng giảm trong thời gian tới. Nguyên nhân là do nông dân ít quan tâm đến sản xuất cây vụđông, sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro, giá nông sản không ổn định, thu nhập các ngành nghề phi nông nghiệp cao hơn trong nông nghiệp nên đã thu hút một bộ phận lao động trong nông thôn, thiếu nước tưới trong sản xuất vụđông.

- Chăn nuôi

Trong những năm gần đây, chăn nuôi của huyện có bước phát triển khá nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là xu hướng phát triển phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của cả nước và tỉnh Bắc Giang. Các loại vật nuôi chính được phát triển trên địa bàn huyện là đàn lợn, gia cầm, trâu, bò, bên cạnh đó còn có đàn ngựa, dê...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

- Lâm nghiệp

Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cao. Huyện đã thực hiện chương trình phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc, áp dụng các tiến bộ về công tác giống và công nghệ sinh học, kỹ thuật thâm canh rừng khá hiệu quả. Diện tích đất rừng tăng không những bảo vệ đất và môi trường mà còn đem lại giá trị kinh tế từ các sản phẩm lâm nghiệp.

Để duy trì được môi trường sinh thái bền vững và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đảm bảo nhu cầu xã hội thì vấn đề bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng và phục hồi rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới.

- Nuôi trồng thủy sản

Phong trào nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển. Những năm gần đây UBND huyện có chính sách trợ giá các giống cá mới cùng với việc tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi cá; hội thảo các mô hình thâm canh cá do đó đã hình thành các vùng nuôi cá thâm canh cao như: Nghĩa Trung, Tự Lạn, Minh Đức, Việt Tiến, Thượng Lan…, một số diện tích nuôi thâm canh cao năng suất cá đạt 8-10 tấn/ha. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 5 cơ sở sản xuất cá giống ở Hương Mai và Hồng Thái, các cơ sởđều được hướng dẫn, thực hiện các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hầu hết đàn cá bố, mẹ đã được thay mới góp phần phục vụ đủ nhu cầu giống đảm bảo chất lượng trên địa bàn và tiêu thụ sang các địa phương khác.

- Ngành dịch vụ nông nghiệp:

+ Về hoạt động khuyến nông: Công tác khuyến nông là một trong những loại hình dịch vụ nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt khi phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đảm bảo nông sản theo hướng hữu cơ. Hiện nay, trạm khuyến nông của huyện gồm 4 người, trực thuộc uỷ ban nhân dân huyện, ngoài ra trạm còn có 19 kỹ sư là cán bộ khuyến nông chuyên trách 19 xã, thị trấn trong huyện. Hàng năm, trạm khuyến nông xây dựng các mô hình cây, con, công thức luân canh mang lại hiệu quả cao để nhân rộng ra sản xuất đại trà, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Vì vậy, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 đưa vào ứng dụng rộng rãi và đạt kết quả cao tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

+ Về các hoạt động cung ứng vật tư sản xuất cho nông nghiệp: Trên địa bàn huyện có chi nhánh vật tư nông nghiệp thuộc Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, công ty cổ phần một thành viên Vân Dung nên việc cung cấp phân bón, vật tư cho người nông dân chủđộng, dễ dàng hơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các công ty cổ phần chế biến nông, lâm sản như công ty thương mại Việt An, công ty cổ phần Xuân Thu, công ty Phương Đông giúp cho việc tiêu thụ nông sản với khối lượng lớn được dễ dàng. Huyện còn có hệ thống cửa hàng bán lẻ các loại giống, phân bón và những vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân.

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn không ít khó khăn và hạn chế, nhưng đã có những tiến bộ nhất định trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là mô hình VAC, vườn đồi đã và đang phát triển. Điều này tạo tiền đề cho việc phát triển một nền nông nghiệp chất lượng cao theo hướng hữu cơ. Trong tương lai, khi quy mô diện tích đất sản xuất nông – lâm nghiệp bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích khác, nên cần phải khoanh định duy trì một quỹ đất nông – lâm nghiệp nhất định, kết hợp với việc bố trí cây trồng chất lượng cao, vật nuôi hợp lý để không nghừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo nâng cao giá trị sản xuất, giữ vững và ổn định lương thực, tạo tiền đềđể thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

3.2.3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện

Dân số và lao động là nhân tố chủ lực điều tiết quá trình sản xuất và quyết định kết quả của quá trình sản xuất. Do đó, trình độ của con người quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất.

Theo số liệu thống kê năm 2012 huyện Việt Yên có 162.118người, trong đó dân số thành thị là 15.336 người (chiếm 9,5%), dân số nông thôn là 146.782 người, chiếm 90,5% dân số toàn huyện. Mật độ dân số trung bình là 953 người/km2. Dân số tập trung không đồng đều, đông nhất là xã Minh Đức với 12.139 người và thấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

nhất là xã Bích Sơn 6.073 người. Dân số phân bố không đều cũng ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất nông nghiệp của huyện do thừa hoặc thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến một phần diện tích không được sản xuất do thiếu lao động.

Bảng 3.6 Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012

Số lượng Cơ cấu (%)

I. Dân số trung bình Người 162.118

II. Mật độ dân số Người/km2 953

III. Tổng số hộ Hộ 44.616 100

1. Hộ nông nghiệp Hộ 33.317 74,7

IV. Tổng số nhân khẩu Người 163.568 100

1. Trong độ tuổi lao động Người 94.142 57,6 V. Tổng số lao động Lao động 94.142 100

1. Lao động nông nghiệp Lao động 52.768 56,1 2. Lao động CN – TTCN Lao động 21.564 22,9

3. Lao động TM - DV Lao động 19.810 21,0

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Việt Yên

Thời gian qua do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, tổ chức việc đưa các dịch vụ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đến các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa nên đã giảm được tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, chất lượng dân số và tuổi thọ bình quân ngày càng tăng.

Về lao động, đến năm 2012 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 94.142 lao động, chiếm 57,6% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 56,1%, còn 45,9% là phi nông nghiệp. Nhìn chung, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế -xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa hợp lý. Tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp còn phổ biến.

Điều dễ nhận thấy là trong tình trạng đất canh tác có xu hướng ngày càng giảm đi thì người lao động cần phải tìm cho mình một công việc để nâng cao thu nhập. Đây là một xu hướng tốt trong việc phân công lại lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

nông thôn, nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn. Tuy nhiên để sản xuất nông sản hàng hóa theo hướng hữu cơ cần có một tiềm năng lao động rồi dào và đây là một hướng đi có triển vọng có thể tạo công ăn việc làm cho người lao động nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện.

3.2.3.3. Cơ sở hạ tầng của huyện Việt Yên

Sau nhiều năm tích luỹ, cộng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện đã xây dựng được một số cơ sở vật chất đáng kểđể khắc phục sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên số cơ sở có hiện nay còn ít so với yêu cầu phát triển, nhiều cơ sởđã lạc hậu, hư hỏng gây cản trở cho phát triển sản xuất.

* V giao thông vn ti: Việt Yên là một trong số ít huyện của tỉnh hội đủ 3 loại hình giao thông: đường bộ, đường thuỷ và đường sắt

- Hệ thống đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được hình thành theo 3 cấp quản lý: trung ương, tỉnh, huyện với các tuyến:

+ Các tuyến Quốc lộ 1A cũ, 1A có tổng chiều dài khoảng 23km, chạy theo hướng Bắc - Nam; Quốc lộ 37 có tổng chiều dài khoảng 9,5km chạy theo hướng Tây - Đông.

+ Các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông liên xã: Tỉnh lộ có 3 tuyến (298, 284, 269) có tổng chiều dài 17,3km, các tuyến đường này đều đã được nhựa hoá. Huyện lộ: có 13 tuyến với tổng chiều dài 57,45km. Hầu hết cũng đã được bê tông hoặc nhựa hoá mặt đường, chỉ còn một số tuyến là đường đất, cần phải nâng cấp.

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của Việt Yên được phân bố khá hợp lý và thuận tiện.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt đi từ TP Hồ Chí Minh – Hà Nội - Đồng Đăng (Trung Quốc), đoạn đi qua huyện có chiều dài 11km và có 1 ga đón khách (ga Sen Hồ) đã góp phần không nhỏ vào việc giao lưu hàng hoá phát triển kinh tế địa phương và đi lại của nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

nay nhân dân đang sử dụng phục vụ chuyên chở hàng hoá, vật liệu xây dựng rất thuận tiện đối với khu vực dân cư dọc theo bờ sông ở phía Nam huyện.

Nói chung, đất giao thông trong huyện chiếm một tỷ lệ khá lớn (5,47% diện tích tự nhiên) bình quân 58m2/đầu người. Qua đó cho thấy mạng lưới giao thông trong huyện đã phát triển ở mức khá, đáp ứng cơ bản sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

* V thu li:

Huyện có 2 nguồn nước phục vụ sản xuất: Nguồn nước tự chảy và nguồn nước động lực. Hệ thống thuỷ lợi trong huyện bao gồm hệ thống đê tả sông Cầu, đê bao ngòi Cầu Sim, công trình đầu mối, kênh mương và các công trình khác. Tổng diện tích chiếm đất của hệ thống thuỷ lợi toàn huyện là 950,53ha, chiếm 5,54% tổng diện tích tự nhiên. Huyện đã xây dựng được hệ thống đê sông bao quanh phía Đông huyện (đê Tả Cầu) dài 21 km, đã hạn chế tối đa lũ lụt do nước sông dâng lên, nhưng vẫn phải tu bổ gia cố thêm. Hiện nay có 73 trạm bơm gồm 165 máy bơm các loại với tổng công suất 4.710 kw. Cùng với hệ thống kênh chính và kênh cấp I (dài 36 km) chảy qua huyện và kênh cấp II trong huyện (dài 166 km). Ngoài ra còn có 3 hồ chứa nước nhỏ. Đến nay, hệ thống thuỷ lợi đã đảm bảo tưới cho 6500-7000ha lúa/vụđạt 100% kế hoạch và đạt 80% diện tích canh tác được tưới.

Hiện nay, hệ thống kênh mương được cứng hoá dần đã tiết kiệm được phần đất của hệ thống thuỷ lợi đối với những tuyến đã có sẵn. Đồng thời để phục vụ cho mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng khả năng tưới tiêu. Đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho sản xuất nông nghiệp có khả năng xây dựng các mô hình sản xuất nông sản sạch theo hướng hữu cơ.

* H thng đin, H thng vin thông, Phúc li công cng (giáo dc, y tế, văn hoá, th thao).

Việc điện khí hoá nông thôn của Việt Yên những năm gần đây đã được các cấp, các ngành quan tâm. Hiện tại 100% các xã có lưới điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất với tổng số 100% số hộ toàn huyện hiện đang được sử dụng.

Hệ thống bưu chính viễn thông không ngừng phát triển, hiện tại đã có 4 bưu cục khu vực (Hồng Thái, Sen Hồ, Tràng, Quảng Minh), nhờđưa kỹ thuật số vào sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

nên mạng lưới viễn thông của huyện đã hoà nhập vào mạng lưới quốc gia và quốc tế, sóng truyền hình trung ương phủ sóng khắp tất cả các xã.

+ Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữđược quan tâm thường xuyên. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên.

+ Y tế: Mạng lưới y tếđược củng cố từ huyện xuống cơ sở. Các chỉ tiêu như khám chữa bệnh, chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ dân số được dùng nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm đều đạt và vượt kế hoạch.

+ Văn hoá, thể thao: Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao phát triển rộng khắp, với các hình thức sinh hoạt phong phú. Các thôn, bản, xã đã được xây dựng các thiết chế văn hoá. Đến nay có 76 thôn có nhà văn hoá. Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng, phong trào thể dục thể thao,... ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)