Đánh giá chung về khả năng phát triển sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện Việt Yên

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 89)

1 Khu vực Thành phố Bắc Giang Huyện trong Tỉnh

3.4.6.Đánh giá chung về khả năng phát triển sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện Việt Yên

cơ ti huyn Vit Yên

Sau khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng trồng trọt, thực trạng sản xuất lúa và những khả năng phát triển sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ của huyện Việt Yên chúng tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ như sau:

* Những thuận lợi:

Việt Yên có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển thương mại, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc. Đặc biệt, Việt Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Ngoài ra, huyện còn có các tuyến đường tỉnh lộ quan trọng chạy qua như: 284, 272 (Phúc Lâm đi Tân Yên), 269 (Khả Lý - Chùa Bổ), đường 298, đường 298B, đường thuỷ thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu và phát triển sản xuất

Địa hình đa dạng đã tạo cho Việt Yên có nhiều loại hình sử dụng đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng, phát triển nông lâm kết hợp. Diện tích đất phù sa tiểu vùng ven sông Cầu thuận lợi cho việc phát triển sản xuất các cây hàng hoá như các loại rau hoa, cây công nghiệp ngắn ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

+ Việt Yên đang quản lý 22 km chiều dài sông Cầu chảy dọc phía Nam của huyện, vừa cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp toàn huyện thông qua hệ thống cống, mương máng, kênh rạch vừa có tác dụng quan trọng góp phần tăng dinh dưỡng phù sa cho đất, cải thiện môi trường sinh thái cho huyện Việt Yên. Ở độ sâu 50 - 110 m có nguồn nước ngầm chất lượng khá tốt, có thể bổ sung để tưới cho cây trồng khi cần thiết.

- Các yếu tố khí hậu như tổng tích nhiệt, lượng mưa, độẩm không khí, lượng bức xạ và số giờ nắng ở huyện Việt Yên khá dồi dào thích hợp cho sự phát triển các cơ cấu cây trồng phong phú. Đây là cơ sởđể bố trí các cơ cấu cây trồng phù hợp với các tiểu vùng sinh thái của Huyện.

- Nguồn lực lao động nông nghiệp của huyện Việt Yên dồi dào, lực lượng lao động trẻ có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư nâng cấp, các công trình thuỷ lợi khá hoàn chỉnh tạo điều kiện tốt để nông dân thâm canh tăng vụ, tăng năng suất.

+ Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vững mạnh, đoàn kết và quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. An ninh, quốc phòng được giữ vững, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội.

- Những mặt làm được: trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện Việt Yên đã có những chuyển biến rõ rệt. Chỉ số tăng trưởng của toàn huyện đạt khá, cơ cấu kinh tế có những chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng sản phẩm của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng giảm, tỷ lệ của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại ngày càng tăng. Cơ sở hạ tầng đã đầu tư xây dựng ngày càng nhiều và đang phát huy tác dụng. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, xây dựng đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tiềm năng đất đai và lao động được huy động phục vụ phát triển kinh tế, giá trị sản xuất trên héc ta canh tác ngày càng tăng.

- Từ ý thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đất đai đã được khai thác và tận dụng tốt. Một số nơi đã tiến hành “dồn điền đổi thửa”, tập trung ruộng đất, cơ cấu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 đất đai đã có sự chuyển biến theo hướng sử dụng hợp lý hơn cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa...

- Hầu hết những người được phỏng vấn đều có nhu cầu trồng và sẵn sàng bỏ vốn đầu tư sản xuất phát triển sản xuất lúa hữu cơ.

- Sản phẩm làm ra có nơi tiêu thụ, tập trung vào những người có thu nhập khá với thu nhập 4 triệu đồng/tháng. Họ sẵn sàng mua gạo hữu cơ với giá đắt hơn thị trường nhưng với điều kiện phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, an toàn với người tiêu dùng.

* Những mặt hạn chế cần được quan tâm giải quyết:

+ Hệ thống giao thông, thuỷ lợi tuy khá thuận lợi nhưng chưa được tu bổ thường xuyên, một số công trình thủy lợi bị lấn chiếm, một số tuyến đường chính đang xây dựng nên rất hạn chế cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong xu thế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, tập trung hoá và sản xuất hàng hoá.

+ Các xã ngoài đê và ven đê sông Cầu còn phụ thuộc rất nhiều vào sự biến đổi của điều kiện tự nhiên như ngập lụt, hạn hán, bão,… đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

+ Lực lượng lao động của huyện đông nhưng tỷ lệ qua đào tạo còn thấp, chất lượng lao động còn yếu, trình độ thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.

+ Đa số người dân chưa thấy được vai trò quan trọng của phân chuồng trong việc cải tạo đất, tăng độ phì cho đất và cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối cho cây trồng. Ngoài ra, phân chuồng được sử dụng chủ yếu chưa qua xử lý, ủ hoai mục đã góp phần gây ra ô nhiễm môi trường, cung cấp mầm bệnh hại cây trồng. Hầu hết các hộ được điều tra đều sử dụng phân vô cơ bón cho cây trồng, cơ bản là nông dân bón đúng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, tuy nhiên số lần bón, liều lượng và vị trí bón chưa hợp lý thường theo thói quen và cảm quan. Tình trạng lạm dụng phân vô cơ xảy ra khá phổ biến đa số nông dân sử dụng lượng lớn phân đạm bón cho cây trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 điều tra có hơn 85% người dân khi được hỏi thì cứ thấy sâu, bệnh trên cây trồng là sử dụng thuốc hóa học, sử dụng thuốc nồng độ cao hơn nhiều lần theo khuyến cáo đặc biệt là việc sử dụng thuốc hóa học gần thời điểm thu hoạch nông sản nên đã để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường và mất đi nhiều loài sinh vật có ích trên đồng ruộng.

+ Tuy các hộ nông đân trong huyện đều là những người cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nhưng trong lĩnh vực sản xuất nông sản hữu cơ thì đa số còn bỡ ngỡ, chưa nắm được quy trình kỹ thuật sản xuất.

+ Các hộ nông dân đều nhận được sự quan tâm của nhà nước, tuy nhiên sự quan tâm của nhà nước về các chính sách đối với nông dân chỉ mới được một số mảng nhất định như hỗ trợ vốn, kỹ thuật, hỗ trợ về phân bón, thuốc BVTV, còn lại một số mảng chưa được quan tâm giải quyết như về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các phương pháp bảo quản sau chế biến nông sản.

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 89)