Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 62)

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông–lâm–ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp–xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ

Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế

Đvt: %

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Nông, lâm, ngư nghiệp 23,26 25,11 21,47 20,26 19,05 Công nghiệp, xây dựng 52,35 45,71 54,03 55,21 55,28 Thương mại, dịch vụ 24,39 29,18 24,50 24,53 25,67

Nguồn: Phòng Thống kê Việt Yên

Trong giai đoạn 2008 - 2012 cơ cấu kinh tếđã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành trong khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại dịch vụ tăng đều, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

- Cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng dần từ 52,35% năm 2008 lên 54,03% năm 2010, chiếm 55,28% vào năm 2012.

- Cơ cấu khu vực thương mại dịch vụ cũng tăng đều từ 24,39 % năm 2008 lên 24,50% năm 2010, chiếm 25,67% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2012.

- Cơ cấu khu vực nông nghiệp giảm dần từ 23,26% năm 2008 xuống 19,05% năm 2012.

Thời gian gần đây, tốc độ phát triển ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt khá, song đang tập trung xây dựng cơ sở nhà máy… nên giá trị sản xuất chưa cao. Nông nghiệp tuy có giảm về tỷ trọng nhưng thời gian qua liên tục đạt được những thành tựu quan trọng nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Xây dựng một số vùng sản xuất nông sản sạch theo hướng hữu cơ.

Sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa các loại cây trồng… theo chiều hướng nâng cao chất lượng đảm bảo nông sản sạch đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao trong ngành nông nghiệp.

* Chuyển dịch cơ cấu ngành Nông, lâm, ngư nghiệp

Trong điều kiện gặp nhiều bất lợi về thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài; phát sinh dịch lở mồm long móng ở lợn, cúm gia cầm; giá cả có nhiều biến động thất thường nhất là giá các loại vật tư như phân bón, thức ăn chăn nuôi đã ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư cho sản xuất dẫn đến giảm số lượng, chất lượng và thu nhập của người tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp... nhưng Huyện ủy và UBND huyện Việt Yên đã quan tâm chỉđạo phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng đầu tư mạnh mẽ, đưa những giống cây, con chất lượng cao; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng rau an toàn, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm...Vì vậy, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên vẫn liên tục tăng trưởng và phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 3.4: Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp GTSX Tăng (%) Tỷ trọng (%) GTSX Tăng (%) Tỷ trọng (%) GTSX Tăng (%) Tỷ trọng (%) 2009 195.811 48,27 192.564 47,47 17.272 4,26 2010 215.283 9,94 50,89 188.224 -2,25 44,49 19.562 13,26 4,62 2011 226.882 5,38 49,94 208.597 10,82 45,91 18.812 -3,83 4,14 2012 229.754 1,27 49,58 212.312 1,78 45,82 21.277 13,10 4,59 TB 5,53 50,14 3,45 45,41 7,51 4,45

(Nguồn:Phòng Thống kê huyện Việt Yên)

Trong giai đoạn 2009-2012, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 50,14% tỷ trọng của ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 195.811 tr đồng (năm 2009) lên 229.754 triệu đồng (năm 2012) tăng 33.943 triệu đồng. Ngành chăn nuôi đang dần được quan tâm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi vẫn tăng đều từ 192.564 triệu đồng năm 2009 lên 212.312 triệu đồng năm 2012 tăng 19.748 triệu đồng.

Những năm vừa qua thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa như quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô tập trung với các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, chuyển đổi vùng đất trũng trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế trang trại, kinh tế kết hợp VAC.

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 62)