Đầu tư phân bón của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 78)

5. Khoai lang lấy dây 170 2,3 2 6.Cây hàng năm khác 35 0,48

3.3.3Đầu tư phân bón của hộ nông dân

Để đánh giá điều kiện thâm canh cây trồng của vùng, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ đầu tư phân bón của hộ nông dân. Ngoài yếu tố về giống, phân bón cũng có vai trò rất lớn đến năng suất và chất lượng nông sản phẩm. Việc điều tra tình hình đầu tư phân bón chúng tôi tiến hành điều tra 3 xã đại diện. lượng phân bình quân trong các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 3.19:

- Phân chuồng: là loại phân phổ biến ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng quan trọng trong cải tạo đất, tăng độ phì của đất và cung cấp một số nguyên tố trung, vi lượng có vai trò quan trọng đối với cây trồng như tăng khả năng chống chịu bệnh, chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Phân chuồng có tác dụng lâu dài với cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho cả quá trình sinh trưởng của cây trồng trong quá trình canh tác vì quá trình phân giải chậm.

Bảng 3.13: Hiện trạng sử dụng phân bón cho cây trồng Stt Loại giống cây trồng Lượng phân bón(tính cho 1 ha)

Phân chuồng (tấn) N (kg) P2O5 (kg) K2O (kg) 1 Lúa 5,40 74,29 52,34 59,28 2 Ngô 2,67 130,34 63,67 70,34 3 Khoai lang 4,75 34,65 22,12 50,67 4 Lạc 3,15 30,36 62,78 45,67 5 Đậu tương 2,15 29,77 55,60 55,30 6 Khoai tây 6,45 97,09 88,90 68,89 7 Cà chua 4,85 189,18 93,79 98,34 8 Dưa chuột 4,26 180,24 86,90 61,75

Nguồn: Điều tra nông hộ năm 2013

Tuy nhiên hiện nay việc bón phân chuồng cho cây trồng có nhiều hạn chế: qua kết quả điều tra: việc bón phân chuồng cho lúa có 33% số hộ nông dân có sử dụng, trong đó: 8% là bón đủ lượng, 25% bón không đủ lượng, 67% là không sử dụng phân chuồng; bón phân chuồng cho ngô, lạc, đậu tương có 30% số hộ sử dụng phân chuồng, 70% không bón; các loại cây khác: khoai tây, khoai lang số hộ sử dụng chiếm cao hơn có 77% số hộ sử dụng phân chuồng, 33% số hộ không sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

phân chuồng. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu các loại phân hữu cơđể khắc phục tình trạng thiếu phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế góp phần mở rộng diện tích gieo trồng.

Nguyên nhân: chăn nuôi ở nông hộ sử dụng bể Biogas làm khí đốt, chăn nuôi tại các trang trại, gia trại, mô hình VAC phân chuồng được sử dụng để nuôi trồng thủy sản, nông dân ngại sử dụng phân chuồng bón cho cây trồng, chăn nuôi có xu hướng tập trung nên hiện có nhiều hộ không chăn nuôi. Bên cạnh đó những năm gần đây dịch bệnh thường xuyên xuất hiện làm giảm số lượng đàn vật nuôi đặc biệt là lợn. Chính vì vậy cần có biện pháp khắc phục để nâng cao độ phì cho đất trong quá trình canh tác.

- Phân vô cơ: kết quảđiều tra cho thấy có 100% số hộ nông dân sử dụng phân vô cơ bón cho cây trồng, nông dân chủ yếu sử dụng phân đơn để bón cho cây trồng, tuy nhiên trong quá trình nông dân canh tác còn một số tồn tại:

Lượng phân bón: đối với cây lúa nông dân thường bón lượng thấp hơn so với quy trình, như lúa lai quy trình khuyến cáo bón cho 1 ha: 8 - 10 tấn phân chuồng, 110 - 130 kg N, 70 - 90 kg P2O5, 120 - 140 kg K2O, số hộ bón đủ lượng phân bón theo quy trình đạt 10% số hộđiều tra. Nhìn chung đối với cây lương thực: lúa, ngô, khoai lang lượng phân bón thấp hơn, lượng phân kali thường bón thấp hơn nhiều so với quy trình khuyến cáo. Cây công nghiệp ngắn ngày nhìn trung lượng phân bón vơ cơđảm bảo theo quy trình khuyến cáo. Nhóm cây rau xu hướng nông dân sử dụng lượng vô cơ lớn hơn so với khuyến cáo trong quy trình, đặc biệt là đối với phân đạm.

Về cách bón, cơ bản là nông dân bón đúng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, tuy nhiên số lần bón, thời gian và cách thức bón có nhiều tồn tại: nông dân ít bón lót cho lúa trước khi cấy, có 40% số hộ điều tra bón lót cho lúa trước khi cây, bón phân không tập trung ở giai đoạn đầu dẫn đến hiệu quảđạt được không cao, cây rau nông dân chia lượng phân bón ra nhiều lần bón hơn so với quy trình dẫn đến tăng chi phí công lao động bón phân làm giảm hiệu quả sản xuất.

Tóm lại, người nông dân đã coi trọng việc bón phân để cung cấp bổ xung dinh dưỡng cho đất mà cây trồng lấy đi và nhu cầu phân bón của cây trồng, nhưng vai trò, tác dụng của từng loại phân bón đối với cây trồng và nhu cầu dinh dưỡng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

của cây trồng trong từng giai đoạn chưa được am hiểu và áp dụng vào trong sản xuất. Tập quán sản xuất của nông dân chủ yếu là dùng phân hóa học do đó để khắc phục những tồn tại trong việc bón phân cần: khuyến cáo nông dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ khác thay thế cho phân chuồng như phân hữu cơ vi sinh, tập huấn cho nông dân về kỹ thuật bón phân cho cây trồng để nông dân hiểu và áp dụng vào sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ của nông hộ góp phần nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo chất lượng nông sản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt, từng bước hình thành nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ bền vững .

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 78)