Đất là nhân tố chính đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất là môi trường cho sự ra rễ, cung cấp nước và dinh dưỡng khoáng để cây trồng sinh trưởng, phát triển. Chính vì vậy đất có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng theo hướng hữu cơ. Điều kiện hình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
thành các loại đất khác nhau tạo ra các loại đất khác nhau. Dinh dưỡng của đất phụ thuộc vào độ phì của đất, đặc tính lý hóa của đất. Mỗi loại đất khác nhau có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau, làm cơ sởđể bố trí loại cây trồng và công thức luân canh thích hợp. Sự phù hợp của từng loại cây trồng với từng loại đất mang đặc trưng cho đơn vịđất, tiểu vùng và cho hệ sinh thái khác nhau. Bố trí hệ thống trồng trọt cần cân nhắc đến tính bền vững, tránh làm suy giảm sức sản xuất của đất, bồi dưỡng đất, sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng trong đất và sử dụng phân bón.
Việt Yên có tổng diện tích tự nhiên 17.014,76 ha. Ngoài diện tích ao hồ, núi đá, sông suối, thùng đào, thùng đấu 1.323,96 ha, diện tích đất được điều tra 15.690,80 ha (chiếm 92,22% tổng diện tích tự nhiên). Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1963 của nhóm tác giả Ngô Thế Dân và điều tra bổ sung năm 1997 của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho thấy đặc điểm thổ nhưỡng của Việt Yên như sau:
- Căn cứ nguồn gốc phát sinh thì huyện Việt Yên có 2 nhóm đất chính: + Nhóm phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành đất. + Nhóm bồi tích trong quá trình bồi tụ của phù sa hình thành.
- Xét về tính chất đất, toàn huyện có 4 nhóm đất: phù sa, xám bạc màu, đỏ vàng, xói mòn trơ sỏi đá, quy mô và cơ cấu các loại đất được tổng hợp ở bảng 3.2:
Bảng 3.2. Hiện trạng diện tích và cơ cấu các loại đất của Việt Yên năm 1997 Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) so với tổng DTTN 1. Đất phù sa được bồi hàng năm Pb 210,00 1,23 2. Đất phù sa không được bồi (PSKĐB) P 473,50 2,78 3. Đất PSKĐB có tầng đất loang lổ Pf 798,00 4,69 4. Đất phù sa úng nước Pj 4355,00 25,60 5. Đất xám, bạc màu B 7930,30 46,61 6. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 769,70 4,52 7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 219,00 1,29 8. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 33,00 0,19 9. Đất xói mòn trơ sỏi đá E 1032,30 6,07 10. Các loại đất khác 1193,96 7,02
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
1. Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb)
Có diện tích 210,00 ha, chiếm 1,23% tổng diện tích tự nhiên phân bốở các xã ven sông Cầu và ngoài đê (Quang Châu, Vân Hà, Tiên Sơn, Ninh Sơn). Đất có địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới đất cát pha thịt nhẹ giầu mùn, độ chua pHKCl = 6-6,5; lượng đạm tổng số từ trung bình đến khá. Đất này được hình thành do chếđộ lũ của sông Cầu, lượng phù sa trong nước lũ và đê điều tạo nên. Hầu hết loại đất này đều nằm ởđịa hình vàn thấp do vậy chỉ canh tác được 1 – 2 vụ trong năm
2. Đất phù sa không được bồi hàng năm (P)
Diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm là 473,50 ha, chiếm 2,78% diện tích đất tự nhiên. Đất này chủ yếu được phân bố chủ yếu ở dọc sông Cầu như: Tiên Sơn, Vân Trung, Vân Hà, Tăng Tiến, Hương Mai. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ, tỷ lệ sét cao, thường chặt, bí. Qua số liệu phân tích tầng mặt cho thấy hàm lượng mùn từ 1,28 – 2,28%, đạm tổng số 0,07 – 0,22%, lân 0,04 – 0,08%. Đất có phản ứng trung tính (pHKCl = 6-6,3). Đất này khá thích hợp phát triển các loại cây mầu như: lạc, ngô, đậu đỗ, khoai tây, rau các loại.
3. Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ (Pf)
Có diện tích 798,00 ha, chiếm 4,69% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố rải rác ở các xã Tăng Tiến, Nghĩa Trung, Minh Đức, Quảng Minh, Tiên Sơn. Đây là loại đất có tuổi già nhất trong nhóm đất phù sa. Thành phần cơ giới đất phù sa có tầng loang lổ là thịt trung bình, hàm lượng mùn trung bình 1,8 – 2,6%, đạm tổng số trung bình 0,16 – 2%, lân tổng số nghèo 0,06 – 0,09%, kali tổng số và dễ tiêu nghèo 0,04 – 0,05% và 9 – 11mg/100g đất. Đất có phản ứng chua đến ít chua, pHKCl = 4,5- 5,5. Hiện tại loại đất này được khai thác trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa + 1 vụ mầu. Ở những chân vàn cao được nhân dân sử dụng vào trồng cây mầu.
4. Đất phù sa úng nước mùa hè (Pj)
Chiếm 25,60% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là loại đất có quy mô diện tích lớn thứ 2 sau đất xám bạc mầu. Đất được phân bố chủ yếu ở các xã Tăng Tiến, Vân Trung, Quang Châu, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Vân Hà, Hoàng Ninh và một số diện tích nhỏ nằm rải rác ở các xã dọc ngòi Cầu Sim và khe suối nhỏ. Do bị ngập nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
nhiều tháng trong năm và ảnh hưởng của mực nước ngầm nông, quá trình khử trong đất là quá trình chủ đạo và đây cũng là nguyên nhân tạo nên đặc tính gley rất mạnh. Loại đất này có phản ứng chua, hàm lượng mùn giầu 2,4 – 3%, đạm tổng số giầu, lân tổng số và dễ tiêu thấp 0,08 – 1,1% và 7 – 8 mg/100g đất. Diện tích này chủ yếu được sử dụng trồng lúa nước, phần diện tích còn lại để nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là thả cá.
5. Đất bạc màu trên phù sa cổ (B)
Đây là loại đất có diện tích lớn nhất của huyện (7.930,30 ha) chiếm 46,61% diện tích tự nhiên, được phân bố hầu hết các xã vùng giữa và phía bắc huyện. Đất này được hình thành trên mẫu chất phù sa cổởđịa hình cao, thoát nước. Đặc điểm chung của loại đất này là có phản ứng chua (pHKCl = 4,55), lân tổng số và dễ tiêu nghèo đến rất nghèo 0,03 – 0,05% và 6 - 7 mg/100mg đất, kali tổng số khá 0,09 – 0,13%. Đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Loại đất này hầu hết nằm trên chân vàn. Tuy nghèo lân, mùn, đạm song đất bạc mầu có ưu điểm là khá giầu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt, thích hợp với các loại cây có củ như lạc, khoai lang, khoai tây… Những chân đất chủđộng tưới nước đã được nhân dân khai thác trồng lúa, mầu…
6. Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq)
Có diện tích 769,70 ha, chiếm 4,52% diện tích đất tự nhiên. Được phân bố ở các xã có đồi núi thấp như Tiên Sơn, Trung Sơn, Ninh Sơn, Vân Trung… Loại đất này hầu hết nằm ởđộ dốc cấp III và cấp IV, tầng dầy đất mặt mỏng (< 50 cm). Hàm lượng mùn, đạm tổng số nghèo, lân tổng số và dễ tiêu nghèo, kali tổng số khá nhưng kali dễ tiêu rất nghèo. Hầu hết diện tích loại đất này được nhân dân khai thác trồng sắn và trồng bạch đàn.
7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
Có diện tích 219,00 ha, chiếm 1,29% diện tích đất tự nhiên của huyện. Phân bố rải rác ở các bậc thềm cao hoặc gò đồi độc lập, nằm trên địa giới hành chính của các xã phía bắc huyện (Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức và một ít ở Nghĩa Trung). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì trung bình, thích hợp với cây trồng cạn ngắn ngày và cây lâu năm (với độ dầy tầng đất mặt trên 50 cm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
8. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl)
Chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện (0,19%), được phân bố rải rác ở các xã vùng đồi. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nhẹđến trung bình, mùn nghèo, đạm tổng số nghèo đến trung bình, kali trung bình. Hiện nay đất này chủ yếu để canh tác 2 vụ lúa hoặc 1vụ lúa + 1 vụ mầu.
9. Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)
Có diện tích 1.032,30 ha, chiếm diện tich 6,07%. Đây là loại đất nằm trên đồi núi thấp có độ dốc lớn, thảm che phủ ít nên bị xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa. Hiện nay trên loại đất này một số xã đưa vào trồng rừng để tái tạo thảm thực vật, còn lại để trống, trọc không đưa vào sử dụng được.
10. Các loại đất khác chiếm 7,02% diện tích đất tự nhiên của huyện, nằm rải rác trên địa bàn toàn huyện.
Nhìn chung, tài nguyên đất ở Việt Yên đa dạng, thích nghi nhiều loại cây trồng như lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa mầu, lâm nghiệp. Có khả năng sản xuất các loại nông sản theo hướng hữu cơ. Tuy nhiên lượng lân, kali, khoáng ở một số diện tích còn nghèo. Vì vậy cần phải có những biện pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đầu tư theo chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.