Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến năng suất và các yếu tốc ấu thành năng suất của giống lúa Bắc Thơm số

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 101)

1 Khu vực Thành phố Bắc Giang Huyện trong Tỉnh

3.5.7 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến năng suất và các yếu tốc ấu thành năng suất của giống lúa Bắc Thơm số

thành năng sut ca ging lúa Bc Thơm s 7

Năng suất cao luôn là mục tiêu quan trọng nhất của nhà tạo giống và người sản xuất, vì nó quyết định giá trị kinh tế của giống cây trồng trong sản xuất và lợi nhuận của việc sản xuất hạt giống, sản xuất thương phẩm. Vì vậy, năng suất luôn là chỉ tiêu được quan tâm trong nghiên cứu và trong sản xuất. Ngoài ra, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển trong quá trình sinh sống của cây trồng. Năng suất cao hay thấp là do đặc tính di truyền của giống, mức độ thâm canh, các biện pháp kỹ thuật và điều kiện thời tiết khí hậu quyết định. Khả năng cho năng suất của các giống lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất nhằm tìm ra công thức thí nghiệm cho năng suất cao nhất. Nghiên cứu chỉ tiêu này sẽ giúp ta có thể tác động các biện pháp kỹ thuật kịp thời, đúng lúc nhằm đạt năng suất cao. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.24

Bảng 3.24 Ảnh hưởng của phương thức canh tác đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Bắc Thơm số 7 phương thức Bông/m 2 Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) KL 1000 hạt (g) NSLT (Tạ/ha) NSTT (Tạ/ha) ĐC 243,3 141,2 91,2 18,3 57,3 52,1 HC 264,5 143,6 91,5 18,4 63,6 53,8 P 0,04 0,16 0,21 0,15 0,01 Qua bảng kết quả ta thấy:

- Số bông/m2: Đây là yếu tố quyết định 74% năng suất lúa. Trên ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đẻ nhánh và sức đẻ nhánh hữu hiệu. Muốn nâng cao số bông trên đơn vị diện tích nhất thiết phải tác động, thúc đẩy hai yếu tố trên một cách hài hoà nhất. Thực tế cho thấy rằng quần thể ruộng lúa có quy luật tự điều chỉnh, không cho phép cấy dày hay thưa quá vì không phù hợp với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90

những lợi ích về kinh tế và kỹ thuật. Muốn tăng số bông chúng ta phải đảm bảo mật độ gieo cấy và bón thúc để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, hạn chế lúa đẻ lai rai và đẻ nhánh vô hiệu. Đồng thời để tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu phải đảm bảo chất lượng mạ tốt, cấy đúng kỹ thuật (nông tay, thẳng hàng, đều tay), đúng mật độ và đúng tuổi mạ, làm đất kỹ, chăm sóc phân bón đầy đủ hợp lý và điều quan trọng nhất là phải cấy đúng thời vụ.

Qua theo dõi chúng tôi thấy số bông/m2 ở công thức HC là cao hơn so với công thức ĐC. Ở độ tin cậy 95% thì sự khác nhau giữa công thức HC và ĐC là có ý nghĩa.

- Số hạt/bông: Đây là yếu tố do đặc tính di truyền của giống quy định ngoài ra còn chịu tác động bởi điều kiện ngoại cảnh. Số hạt/bông liên quan đến số hoa phân hoá do đó nếu quá trình phân hoá mầm hoa gặp điều kiện thuận lợi sẽ trở thành hoa hữu hiệu giúp hình thành hạt. Ngoài ra cần bón thúc đòng đúng lúc để cung cấp dinh dưỡng, tăng số hoa hữu hiệu trên bông. Tuy nhiên nếu số hạt/bông quá cao thì số bông/m2 sẽ giảm từ đó sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Vì vậy cần tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp để có số bông/m2 và số hạt/bông cao. Qua theo dõi chúng tôi thấy số hạt/bông của các công thức có sự sai khác là không có ý nghĩa.

- Hạt chắc/Bông (%): Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến năng suất của cây. Phần trăm số hạt chắc/bông càng cao thì năng suất thực thu càng cao và ngược lại. Để nâng cao phần trăm số hạt chắc/bông cần bố trí thời vụ thích hợp để thời kỳ trổđược thuận lợi cũng như bón thúc đạm kịp thời... Kết quả bảng 3.24 cho thấy tỷ lệ hạt chắc/bông ở hai công thức HC và ĐC không có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Khối lượng 1000 hạt: Đây là yếu tố ít biến động nhất trong các yếu tố cấu thành năng suất. Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào các đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh và khả năng vận chuyển chất khô về hạt của từng giống trong điều kiện tương ứng. Khối lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành là khối lượng vỏ trấu và khối lượng hạt. Qua nghiên cứu khối lượng 1000 hạt của các công thức chúng tôi thấy các công thức có khối lượng 1000 hạt tương đương nhau, sự khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

nhau ở mức không có ý nghĩa thống kê.

- Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là kết quả thực tế của quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này đánh giá chính xác quá trình sinh trưởng phát triển các giống. Thông thường năng suất thực thu nhỏ hơn năng suất lý thuyết, sự chênh lệch này nhiều hay ít phụ thuộc vào độ rụng hạt của giống, thời điểm thu hoạch, mục tiêu hướng đến là năng suất thực thu tiến gần đến năng suất lý thuyết.

Qua bảng 3.24 chúng tôi thấy năng suất thực thu ở công thức HC cao hơn năng suất thực thu ở phương thức ĐC. Ở độ tin cậy 95 % thì sự khác nhau giữa công thức HC và ĐC là có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Hiện trạng hệ thống trồng trọt và khả năng sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ tại huyện việt yên tỉnh bắc giang (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)