V. Thi công công trình
8. Sự cố môi trường
Trong giai đoạn thi công xây dựng, có thể xẩy ra các sự cố sau:
- Sự cố cháy nổ: Xảy ra tại các khu vực chứa nhiên liệu như xăng, dầu,... - Sự cố điện giật: Xảy ra các tại vị trí thi công xây lắp,...
- Sự cố tai nạn lao động: Xảy ra trên công trường thi công xây dựng.
- Sự cố tai nạn giao thông: Các phương tiện GTVT hoạt động trên công trường và các tuyến đường giao thông có liên quan.
- Các sự cố khác: sét đánh, lũ lụt,...
- Sự cố ngộ độc: Xảy ra khi các công nhân xây dựng ăn uống tập trung. - Sự cố dịch bệnh: dịch cúm gà, dịch tả,…
Trong các sự cố nêu trên thì sự cố về tai nạn giao thông và tai nạn lao động trên công trường xây dựng có nguy cơ xảy ra nhiều hơn. Các sự cố trên khi xảy ra sẽ gây thiệt hại về con người và tài sản. Trong giai đoạn thi công, chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu thi công có các biện pháp đề phòng và ứng cứu khi sự cố xảy ra.
3.5 ĐáNH GIá TáC ĐộNG CủA Dự áN ĐếN CáC YếU Tố KT-XH Và MÔI TRƯờNG Tự NHIÊN KHI dự án VàO HOạT ĐộNG
3.5.1. Nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên
Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội với quy mô 68,9ha chia các phân khu chức năng: Toàn bộ đất xây dựng công trình được bố trí tập trung hai bên trục đường giao thông khu vực (trục Bắc Nam). Cơ cấu đất đai quy hoạch được tổ chức theo các khu chức năng:
+ Đất công cộng, dịch vụ, vui chơi giải trí được bố trí tại khu vực trung tâm hai bên trục giao thông Bắc Nam. Các công trình khách sạn, dịch vụ công cộng chủ yếu tập trung về phía Tây. Các công trình phục vụ vui chơi giải trí tập trung về phía Đông trục đường tại vị trí đất ven hồ Đồng Đẽn.
+ Đất xây dựng nhà vườn biệt thự được bố trí tập trung tại khu vực phía Tây trục Bắc Nam, tập trung ven chân đồi và một phần bố trí trên sườn núi phía Tây Nam.
Trong quá trình hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch hầu hết các hoạt động đều phát sinh chất thải. Tuỳ theo từng loại hình kinh doanh, các loại chất thải sẽ phát sinh khác nhau về tính chất, thành phần cũng như khối lượng. Chất thải phát sinh điển hình được chia làm 2 nhóm chính, đó là nước thải và CTR. Khí thải phát sinh từ khu vực không nhiều, chủ yếu từ hoạt động không liên tục của máy phát điện dự phòng.
Bảng 3.15. Nguồn phát sinh chất thải từ hoạt động của dự án
TT Loại chất thải Nguồn gốc
TT Loại chất thải Nguồn gốc
1 Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà hàng, nhà căng tin, khu vực hành chính.
2 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa được quy ước là sạch, tuy nhiên có khả năng kéo theo nhiều đất cát, rác thải trên bề mặt thoát xuống hệ thống thoát nước mưa.
3 Nước thải từ các hoạt động khác
-Hoạt động vui chơi
-Hoạt động của máy phát điện dự phòng (nước làm mát)
-Hệ thống điều hòa không khí trung tâm,
II. Khí thải
1 Bụi và các loại khí vô cơ như: SO2, CO, NOx,...
-Hoạt động của các phương tiện GTVT
-Các hoạt động khác: máy phát điện dự phòng,... 2 Khí thải hữu cơ: H2S
CH4, NH3, VOC,...
-Trạm xử lý nước thải -Lưu giữ CTR
III. Rác thải
1 Rác thải sinh hoạt
-Nhà hàng, căng tin, khu vực hành chính -Khu nhà biệt thự, khu dịch vụ
2 Hóa chất
-Chăm sóc cây cảnh, cây trồng tự nhiên
-Vệ sinh dụng cụ, máy móc trang thiết bị, xe oto... -Tẩy uế, khử trùng,...