Cơ sở của chương trình

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án khu vui chơi giải trí khu biệt thự để bán và cho thuê xã phù linh, h sóc sơn, TP hà nội (Trang 122)

II. Giai đoạn đưa dự án vào hoạt động

5.2.1 Cơ sở của chương trình

Trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động dự án, việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường phải được tiến hành theo đúng các quy định tại Chương X, Luật Bảo vệ môi trường về Quan trắc và thông tin về môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, Khóa XI (Luật số 52/2005/QH11). Chủ đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội tổ chức đo đạc, quan trắc, lưu giữ các số liệu quan trắc tại cơ sở, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan QLNN về BVMT theo quy định của pháp luật. Công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường trong phạm vi dự án do Chủ đầu tư thực hiện. Chủ đầu tư sẽ phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, Phòng kiểm soát ô nhiễm – Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội thực hiện chương trình giám sát và quan trắc môi trường.

ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giám sát chất lượng môi trường

- Giám sát chất lượng môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác QLMT. Giám sát chất lượng môi trường là quá trình tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quản lý nhằm kiểm soát, theo dõi một cách chặt chẽ và có hệ thống các khuynh hướng biến đổi chất lượng môi trường.

- Giám sát chất lượng môi trường có thể được định nghĩa như là quá trình “Quan trắc - đo đạc - ghi nhận - phân tích - xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục

các thông số chất lượng môi trường”. Giám sát chất lượng môi trường là công cụ đắc lực để các nhà quản lý, chủ đầu tư, các nhà chuyên môn, khoa học giám sát chặt chẽ các nguồn thải, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và giảm nhẹ chi phí cho việc khắc phục, xử lý ô nhiễm và BVMT cách hữu hiện nhất phát triển bền vững.

- Việc giám sát chất lượng môi trường là theo dõi các chỉ thị môi trường qua các thông số lý học, hóa học và sinh học. Kết quả của quá trình giám sát chất lượng môi trường một cách liên tục, lâu dài có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với những thay đổi về môi trường để đề xuất các biện pháp xử lý, bảo vệ mà còn góp phần đánh giá mức độ chính xác của các dự báo tác động môi trường đã được đề cập trong báo cáo ĐTM của dự án.

- Việc thiết lập hệ thống các điểm quan trắc giám sát chất lượng môi trường cũng như chương trình giám sát chất lượng môi trường nói chung của khu vực thực hiện phải dựa vào các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng, thuỷ văn, địa chất thuỷ văn và hiện trạng chất lượng môi trường của khu vực.

Mục tiêu của chương trình giám sát chất lượng môi trường

Mục tiêu của chương trình giám sát chất lượng môi trường là thu thập một cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường bên trong cũng như bên ngoài dự án để kịp thời phát hiện các tác động xấu đến môi trường, trên cơ sở đó để đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.

Mặt khác, giám sát chất lượng môi trường nhằm đảm bảo các hệ thống xử lý ô nhiễm, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động có hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt các TCVN và QCVN hiện hành.

Các thông tin thu được trong quá trình giám sát chất lượng môi trường phải đảm bảo được các thuộc tính dưới đây:

- Độ chính xác của số liệu: Độ chính xác của các số liệu giám sát được đánh giá bằng khả năng tương đồng giữa các số liệu và hiện thực. Sự sai lệch giữa các số liệu và hiện thực càng thấp càng tốt.

- Tính đặc trưng của số liệu: Số liệu thu thập được tại 1 điểm quan trắc phải đại diện cho một không gian nhất định.

- Tính đồng nhất của số liệu: Số liệu thu thập được tại các thời điểm khác nhau tại những điểm khác nhau phải có thể so sánh được với nhau. Khả năng so sánh này được gọi là tính đồng nhất của các số liệu.

- Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian

- Tính đồng bộ của số liệu: Số liệu phải bao gồm đủ lớn về bản thân yếu tố đó và các yếu tố khác có liên quan.

Nội dung của chương trình giám sát

Nội dung của chương trình giám sát chất lượng môi trường khu vực dự án bao gồm: - Giám sát chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng và vận hành Dự án.

- Giám sát chất lượng môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải) trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành Dự án.

- Kiểm tra, giám sát việc thu gom và xử lý CTR.

- Kiểm tra công tác thực hiện các công trình xử lý môi trường, trồng cây xanh - Kiểm tra công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền về BVMT

Cơ sở giám sát chất lượng môi trường

Giám sát chất lượng môi trường phải dựa theo các quy định của pháp luật và các điều kiện kỹ thuật sau đây:

- Luật BVMT và các văn bản pháp lý có liên quan

- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), qui chuẩn QCVN, tiêu chuẩn ngành (TCN) về môi trường

- Quy trình khai thác, vận hành dự án theo tiêu chuẩn quốc tế - Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực

- Trang thiết bị và phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm chuyên môn giám sát ô nhiễm môi trường

- Nhân lực tham gia giám sát môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án khu vui chơi giải trí khu biệt thự để bán và cho thuê xã phù linh, h sóc sơn, TP hà nội (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w