Tác động trong quá trình thi công xây dựng

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án khu vui chơi giải trí khu biệt thự để bán và cho thuê xã phù linh, h sóc sơn, TP hà nội (Trang 73)

- Quá trình xây dựng sẽ tạo ra công ăn việc làm gián tiếp hoặc trực tiếp cho nhiều dân địa phương Các lao động trực tiếp như: Công nhân xây dựng, bảo vệ, hậu cầu,…Các

3.4.2 Tác động trong quá trình thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng sẽ diễn ra các hoạt động chính sau:

+ Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ và bãi đỗ, khớp nối với hệ thống giao thông chung khu vực và với các dự án lân cận.

+ Xây dựng hệ thống trạm và đường ống cấp nước. + Xây dựng hệ thống trạm và đường dây cấp điện

+ Xây dựng hệ thống cống thoát nước thải và hệ thống đường ống thoát nước mưa, đấu nối với hệ thống chung của khu vực.

+ San nền các ô đất xây dựng

+ Xây dựng các công trình dịch vụ công cộng phục vụ khách du lịch. + Xây dựng các khu nhà vườn, biệt thự.

+ Xây dựng khu khách sạn.

+ Xây dựng các khu công viên vui chơi giải trí.

- Xây dựng hệ thống cây xanh bao gồm: khu cây xanh kết hợp bãi xe và công trình HTKT; cây xanh cách ly và cảnh quan, cây xanh dọc theo các trục đường giao thông; cải tạo kết hợp trồng mới cây xanh trên đất rừng trong phạm vi nghiên cứu dự án.

Tác động chính đến môi trường tự nhiên trong giai đoạn thi công sẽ bao gồm: - Thay đổi hệ sinh thái khu vực do quá trình san lấp mặt bằng: Từ hệ sinh thái nông nghiệp chuyển sang hệ sinh thái dịch vụ du lịch .

- ảnh hưởng tới khả năng chống úng và tưới tiêu nông nghiệp cho các diện tích canh tác lúa xung quanh khu vực của xã do thay đổi chế độ dòng chảy của hệ thống mương nông nghiệp hiện có.

- Bụi đất, bụi cát, VLXD,... trong quá trình vận chuyển, thi công đối với trực tiếp người công nhân lao động và cộng đồng dân cư xung quanh. Đặc biệt là ô nhiễm bụi đất đá do rơi vãi VLXD trong quá trình chuyên chở trên tuyến giao thông.

- Bụi, khí độc, mùi (SO2, NOx, CO, H2S, hơi xăng, dầu...) do các phương tiện GTVT, máy móc thi công xây dựng thải ra.

- Tiếng ồn, rung động từ các phương tiện GTVT và máy móc thi công.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Tuy nhiên, nước thải loại này thường có lưu lượng thấp, gây ô nhiễm cục bộ và không liên tục.

- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án đang thi công sẽ cuốn theo đất cát rơi vãi xuống hệ thống mương nông nghiệp.

- Rác thải: chủ yếu là sắt vụn, gỗ cốt pha, rác thải sinh hoạt,... Lượng CTR này thường được thu gom tận dụng hoặc dùng để san lấp mặt bằng, bên cạnh đó cũng phải đề cập đến lượng dầu mỡ phát sinh do quá trình xây dựng: - Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án. Nếu trong công trường có khu vực bảo dưỡng phải được bố trí hệ thống thu gom dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, duy tu thiết bị cơ giới.

- Theo kinh nghiệm của các nhà thầu thi công thì tổng khối lượng dầu mỡ phát sinh khoảng 100 lít/tháng. Do đó, tại khu vực dự án trong giai đoạn thi công phải được trang bị thùng chứa dầu mỡ thải loại 150 - 200 lít.

Dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nhằm từng bước nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo thêm thế và lực mới phục vụ cho phát triển du lịch của thủ đô được quy hoạch trên diện tích khá rộng (gần 68,9 ha) nên chắc chắn sẽ diễn ra trong thời gian dài (khoảng 3 năm). Trong thời gian xây dựng sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường tự

nhiên. Những tác động này là không tránh khỏi đối với mỗi công trường xây dựng và nhiều tác động có hại đến môi trường tự nhiên và sức khỏe công nhân lao động. Trong đó, tác hại đáng kể nhất là bụi các loại, tiếng ồn và ảnh hưởng đến chế độ tiêu thoát nước của khu vực. Tuy nhiên, do từng cụm công trình trong dự án được xây dựng theo từng đợt nên các tác động đến môi trường tự nhiên trong quá trình thi công xây dựng chỉ mang tính nhất thời, diễn ra trong một thời gian ngắn. Với phương án san nền, triển khai xây dựng trên toàn bộ khu đất rộng 68,9 ha dự báo các tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng được phân tích chi tiết như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp các tác động tới môi trường trong giai đoạn san nền

Nguồn Tác nhân ô nhiễm Tác động ảnh hưởng

Phương tiện vận tải đất cát san nền - Nhiệt, tiếng ồn - Bụi, đất, cát - Muội khói - Khí thải: CO, CO2, NOx, SOx, - Hơi xăng, dầu....

- Chất thải: dầu, mỡ bảo dưỡng

- Tác động tới đường hô hấp, thính giác của công nhân trực tiếp thi công và dân cư trong vùng.

- Tác động tới nguồn nước mặt, nước sinh hoạt.

1.Tác động đến môi trường không khí

a) Nguồn gốc khí thải

Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính trong quá trình thi công xây dựng là: bụi đất, đá ; các loại hơi khí độc hại như: khí SO2, NOx, CO, CO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi, dung môi hữu cơ,... phát sinh từ các loại máy xây dựng (máy đóng cọc, máy ủi, máy đầm, máy đào, máy xúc, máy trộn bê tông...), máy phát điện dự phòng, các phương tiện GTVT ra vào công trường, công đoạn phun sơn, phun nhựa đường, đánh bóng, sơn phủ vật liệu...Ngoài ra, còn có các loại khói, hơi kim loại phát sinh từ các máy cắt, máy hàn kim loại,...

b) Tính toán, dự báo tải lượng ô nhiễm bụi Bụi phát sinh trong giai đoạn san lấp mặt bằng

* Bụi phát sinh từ quá trình san lấp mặt bằng

Dự án sẽ tiến hành san lấp mặt bằng 1 lần trên diện tích 68,9 ha. Tổng lượng bụi phát sinh từ giai đoạn san nền sẽ được ước tính từ tổng khối lượng cát đen cần san lấp với hệ số bụi phát tán là 0,01%.

Bảng 3.2: Tổng hợp số liệu san nền Khối lượng đất đá san nền

Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng (tấn)

Khối lượng đất đắp m3 1.035.584

Khối lượng đào bỏ lớp hữu cơ bề mặt m3 833.763

Tổng khối lượng đào - đắp m3 1.869.347

Thời gian san nền dự kiến là 600 ngày. Với tổng thể tích đất cần san lấp gần 1.900.000m3, tương đương 3.738.000 tấn (tỷ trọng của đất lấy trung bình là 1 m3=2tấn), tổng lượng bụi phát sinh ước tính 3,74 triệu tấn/600 ngày, tương đương 623,15 kg/ngày đêm.

* Bụi phát sinh từ hoạt động của các phương tiện GTVT vận chuyển nguyên liệu san lấp mặt bằng tại công trường

Bên cạnh bụi phát sinh trực tiếp từ hoạt động san lấp mặt bằng, bụi còn phát sinh từ các phương tiện GTVT vận chuyển cát san nền (bụi thứ cấp). Thời gian san nền của dự án ước tính là 600 ngày, tải trọng trung bình mỗi xe là 20 m3. Như vậy với 1.900.000m3 đất - cát thì số xe cần san lấp được tính toán như sau:

(1.900.000m3/20) × 2 (lượt ra+vào) = 190.000 lượt xe

Như vây, tổng số lượt xe cần thiết để vận chuyển đất đồi san nền cho là 190.000 lượt/600 ngày, hay trung bình 31 lượt xe/giờ (1 ngày = 10 giờ làm việc)

Các giả thiết tính toán như sau:

- Các xe ôtô vận chuyển sử dụng nguyên liệu và dầu diezen (DO). - Vận tốc trung bình :10 km/h (trong công trường xây dựng)

- Số bánh xe trung bình :12 cái/xe

- Số xe vận chuyển trung bình: 31 lượt/giờ

- Quãng đường trung bình : 10 km (khu vực công trường)

Các kết quả tính toán tại bảng 3.2 trang bên cho thấy lượng bụi gây ra do các phương tiện GTVT trên đường vận chuyển đất cát san nền tại công trường trong thời gian thi công xây dựng là 512 kg/ngàyđêm. Hầu hết các loại bụi đất đá có kích thước lớn, khó phát tán xa nên chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực công trường và trên các tuyến đường vận chuyển VLXD.

Bảng 3.3: Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng

Nguồn phát sinh Hệ số phát sinh bụi Lượng bụi phát sinh đơn vị (kg/1000 km.xe) Tổng lượng bụi phát sinh (tấn) Tải lượng phát thải trung bình ngày (kg/ngày) Giao thông 21.f 24.615 - 512

[Nguồn: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí - Hướng dẫn các phương pháp đánh giá nhanh và sử dụng chúng trong QLMT - Phần I: Các phương pháp đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường - Tổ chức Y tế thế giới, Geneva, 1993]

Ghi chú:

- f là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường, có công thức tính bằng

5, , 0 7 , 0 . .M n v

f = , trong đó: - v: Vận tốc trung bình của xe - M: Tải trọng trung bình của xe - n: Số bánh xe trung bình.

* Tổng lượng bụi phát sinh từ quá trình san lấp mặt bằng tại công trường

Bảng 3.4: Tổng lượng bụi từ quá trình san lấp mặt bằng

1 Từ quá trình san nền kg/ngày 623

2 Từ hoạt động của các phương tiện GTVT san nền kg/ngày 512

Tổng cộng tấn/ngày 1.135

Như vậy, nếu không có các biện pháp giảm thiểu bụi hữu hiệu thì hàng ngày, tại công trường trong giai đoạn san nền sẽ phát sinh 1,135 tấn bụi. Tuy nhiên, bụi cát có kích thước lớn, dễ bị lắng đọng nên không có khả năng phát tán xa (bán kính bị ảnh hưởng chỉ khoảng 500 m trong phạm vi công trường). Hoạt động san nền sẽ gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực công trường (không tính trường hợp có gió to, cát bị cuốn theo gió gây ô nhiễm môi trường cho khu vực).

* Bụi phát sinh từ quá trình thi công xây dựng các công trình hạ tầng

Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO để dự báo được lượng bụi phát sinh từ các phương tiện GTVT trong quá trình xây dựng với các giả thiết

- Vận tốc trung bình : 10 km/h (Trong công trường xây dựng)

- Tải trọng trung bình : 20 tấn - Số bánh xe trung bình : 12 cái/xe

- Số xe vận chuyển trung bình: 16 lượt/giờ (giảm 1/2 so với giai đoạn san nền)

- Quãng đường trung bình : 1 km (Khu vực công trường)

Kết quả tính toán cho thấy, so với 1,078 tấn bụi/ngày đêm phát tán từ phương tiện GTVT trong giai đoạn san nền thì trong giai đoạn xây dựng, bụi phát tán từ các phương tịên GTVT ở mức thấp hơn, chỉ khoảng 512 kg/ngày đêm. Nguyên nhân được giải thích là do khối lượng nguyên vật liệu phục vụ công tác thi công xây dựng ít hơn nhiều so với quá trình san nền. Bụi phát sinh có thể từ sự rơi vãi nguyên vật liệu hoặc do bụi bị cuốn theo các bánh xe và gầm xe. Thành phần bụi chủ yếu vẫn là bụi đất cát, có kích thước lớn, dễ bị lắng đọng.

c) Khí thải độc hại trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng Hệ số phát sinh khí thải từ các phương tiện GTVT

Giai đoạn san nền và thi công xây dựng đều phải sử dụng rất nhiều xe vận tải vận chuyển đất - cát và nguyên vật liệu khác. Khi hoạt động, các phương tiện GTVT với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là dầu diezel (dầu DO) sẽ thải ra môi trường lượng khói thải lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như: Hydrocacbon (HC), NO2, CO, CO2,... Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy, chiều dài một chuyến đi, phân khối động cơ, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.

Để có thể ước tính tải lượng chất ô nhiễm có thể sử dụng hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập:

Bảng 3.5: Hệ số phát thải của các nguồn thải di động đặc trưng

(đơn vị: kg/1.000 km)

Phương tiện Bụi SO2 NOx CO VOC Pb

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án khu vui chơi giải trí khu biệt thự để bán và cho thuê xã phù linh, h sóc sơn, TP hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w