IV. Tiếng ồn Họat động hệ thống thông gió, điều hòa trung tâm
c Tạo ơ sở vật hất, ơ
4.3.11 Phương án xử lý bùn hữu cơ
Lớp bùn cơ được nạo vét trước khi san nền bằng cát đen sẽ được xử lý bằng pháp pháp sau:
- Lật và phơi bùn nhằm làm giảm độ ẩm trong bùn,
- Vận chuyển bằng xe tải có thùng kín đến vị trí cho phép. Bùn hữu cơ có thể sử dụng làm vật liệu san lấp đối với các công trình không yêu cầu độ đầm nén cao như: công viên, sân bãi,…
Trước khi tiến hành đổ bỏ lớp bùn hữu cơ, chủ dự án hoặc đơn vị thi công phải xin phép chính quyền địa phương nơi tiếp nhận và các cơ quan chức năng có liên quan về phương án vận chuyển, đổ bỏ với các thời gian cụ thể. Nghiêm cấm đổ bừa bãi hoặc tại các nơi không được phép.
4.4 CáC BIệN PHáP GIảM THIểU TáC ĐộNG TIÊU CựC TớI MÔI TRƯờNG Tự NHIÊN KHI Dự áN ĐI VàO HOạT ĐộNG
Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện GTVT
- Khuyến khích và vận động mọi người sinh hoạt trong dự án sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
- Đề xuất các biện pháp quản lý giao thông trong khuôn viên: bố trí các bãi gửi xe hợp lý cho từng khu, cấm các phương tiện GTVT không đủ điều kiện hoạt động trong khu dự án...
- Hai bên đường nội bộ đều được trồng cây xanh.
- Vỉa hè rộng và khoảng cách từ các khu nhà ở đến các luồng xe chạy lớn. - Tổ chức phun nước rửa đường định kỳ hàng ngày.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí từ các hoạt động dịch vụ
- Trong thiết kế kiến trúc, tại các khu vực bếp nhà hàng đều có bố trí hệ thống thông gió hút tự nhiên (hoặc cưỡng bức) trong các hành lang kỹ thuật.
- Hạn chế tối đa các nguồn gây ô nhiễm mùi như: cống phải có nắp, nghiêm cấm phóng uế và vứt rác thải bừa bãi, đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định...
- Tăng cường trồng và chăm sóc cây xanh, phát động các phong trào trồng cây xanh trong dự án, khu biệt thự, khu dịch vụ công cộng.
- Cấm hút thuốc trong dự án
- Sau khi dán thảm hay đánh véc ni, sơn đồ đạc hay kết cấu nhà phải có biện pháp thông thoáng phòng cẩn thận.
- Các máy văn phòng cần để ở chỗ thông thoáng.
- Sử dụng các loại xà phòng, nước tẩy rửa và các loại thuốc xịt chứa ít các chất độc hại trong công tác vệ sinh.
- Các khu dịch vụ phải có biện pháp thu hút mùi, hơi thức ăn,…tuyệt đối không làm ảnh hưởng hoạt động chung.
4.4.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Mạng lưới cấp nước
- Sử dụng nguồn nước cấp từ Công ty Kinh doanh nước sạch số 2, không tự ý khai thác nước dưới đất cho hoạt động sau này của dự án. Nếu dự án của Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 chưa cung cấp được nước sạch cho dự án theo tiến độ thì dự án sẽ tiến hành lập hồ sơ xin khai thác nguồn nước ngầm cho hoạt động dự án.
- Mạng lưới cấp nước phải bao gồm hệ thống bể chứa, trạm bơm, mạng lưới đường ống cấp nước, hệ thống bể mái cho từng khu nhà. Nước sau khi được tập trung tại bể chứa của cụm khu nhà, cụm công trình được bơm cấp lên hệ thống bể mái của các khối nhà để phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động dịch vụ. Ngoài hệ thống mạng lưới đường ống sinh hoạt còn có hệ thống đường ống cấp nước phục vụ cứu hỏa. Hệ thống này bao gồm bơm cấp từ bể chứa, mạng lưới đường ống và các trụ cứu hỏa.
- Mạng lưới đường ống cấp nước được đặt chìm dưới đất. Đường kính ống cấp nước vào mỗi khu nhà tối thiểu là Φ20 với vận tốc trung bình 1 - 2 m/s.
- Mạng lưới đường ống cấp nước chữa cháy được thiết kế bao gồm các ống có đường kính Φ100 với lưu lượng 10 l/s, áp lực tự do tại đầu vòi đảm bảo 10 m. Các trụ cứu hỏa
được đặt với khoảng cách từ 50 đến 100 m đảm bảo bảo cấp nước chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.
- Tính toán lượng nước dự trữ PCCC như sau:
QCH = qCC × T = 36 × 3 = 108 (m3)
Trong đó: + q = 10(l/s) = 36(m3/h): Yêu cầu cấp nước chữa cháy. + T = 3h: Thời gian cấp nước chữa cháy.
- Tính toán trạm bơm, bể chứa của dự án như sau:
+ Bơm cứu hỏa gồm 2 máy bơm (1 hoạt động, 1 dự phòng). Đặc tính kỹ thuật của máy bơm như sau: Q = 36(m3/h) ; H = 65 (m) ; N = 2,4 (KW)
+ Bơm nước sinh hoạt gồm 3 máy bơm (2 hoạt động, 1 dự phòng). Đặc tính kỹ thuật của máy bơm như sau: Q = 30 (m3/h) ; H = 52 (m) ; N =1,8 (KW)
+ Nguyên lý hoạt động: Khi cấp nước cho sinh hoạt sử dụng 2 bơm với 2 lần hoạt động trong ngày, mỗi lần 2 h. Khi có cháy sử dụng 1 bơm chữa cháy.
+ Bể chứa: Xây một bể chứa có thể tích 500 m3 trong đó 400 m3 sử dụng cho cấp nước sinh hoạt và các nhu cầu khác, 100 m3 dự trữ cho nước cứu hỏa.
Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải
a) Mạng lưới thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng, độc lập với hệ thống
thoát nước mưa. Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống thoát nước, các ga thu và trạm xử lý nước thải tập trung, công suất 600 m3/ngđ.
- Thiết kế đường cống theo nguyên tắc tự chảy, mạng lưới cống thoát nước là các cống bê tông D300, được thiết kế với chế độ tự chảy có độ dốc nhỏ nhất là 0,0015, và vận tốc tự chảy tối thiểu là 0,7(m/s). Các hố ga được đặt tại các điểm thay đổi dòng chảy hay tại những vị trí dự tính thu nước nước thải ra. Nước bẩn từ các công trình nhà biệt thự, công trình dịch vụ công cộng…sau xử lý sơ bộ được thoát vào các tuyến cống D300mm độ dốc theo độ dốc đường quy hoạch, có độ sâu chôn cống tại các điểm đầu từ 0,7-1m. Xây dựng dọc theo các tuyến đường nội bộ, dẫn nước thải về trạm xử lý.
- Dọc theo các tuyến cống thoát nước bẩn bố trí các giếng thăm tại vị trí thay đổi tiết diện cống, chuyển hướng cống, tại điểm xả các công trình để nạo vét bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa cống, khoảng cách giữa các giếng là 20 - 25m (đối với cống D300mm).
b) Trạm xử lý nước thải tập trung
Nước thải sinh hoạt có nồng độ chất bẩn lớn: xí, tiểu... được xử lý làm sạch cục bộ bằng bể tự hoại trước khi cùng với các nguồn nước thải khác như: tắm, rửa, giặt, nước thải khu dịch vụ, nhà hàng... đưa vào các tuyến thoát nước và về trạm thu gom và xử lý tập trung.
Trạm xử lý nước thải với công suất tương ứng với nhu cầu sử dụng nước dự án là 600 m3/ngày đêm và diện tích dự kiến là 1.000 m2.
Các nguồn nước chảy tràn
Như phần trên đã trình bày, lượng nước mưa thường kéo theo bụi bặm, các chất bẩn từ mái nhà, sân bãi, đường nội bộ xuống sân, đường nội bộ.
Song chắn rác được dùng để giữ rác và các tạp chất rắn kích thước lớn trong nước thải. Song chắn rác cố định đặt trên đường dẫn nước thải vào bể ngầm, cấu tạo song chắn rác gồm các thanh kim loại hình chữ nhật, hình tròn hay hình elip. Khoảng cách giữa các thanh từ 16-20mm phụ thuộc vào vị trí song chắn rác.
Hình 4.1: Sơ đồ song chắn rác, vớt rác thủ công bằng tay
Nước chảy tràn hay nước mưa đi qua song chắn rác này sẽ chảy vào cống thoát chung vào hệ thống xử lý. Khi dọn vệ sinh thường nhật, nhân viên vệ sinh sẽ dùng dụng cụ với rác từ các song chắn lên để đường dẫn nước thải luôn thông suốt.
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
Hiệu quả của hệ thống xử lý
Nước thải chung
Nước thải sau xử lý đạt
TCVN 5945 – 2005 (Loại B)
Ngăn hiếu khí Ngăn hiếu khí
Song chắn rắc/ Bể điều hoà
Song chắn rắc/ Bể điều hoà
Ngăn lắng Ngăn lắng Hệ cấp N, P Hệ cấp N, P Bơm Bơm Máy thổi khí Máy thổi khí Bể chứa bùn Bể chứa bùn Bơm Bơm
Đơn vị thu gom Đơn vị thu gom Ngăn khử trùng
Ngăn khử trùng
Khớ
Hoá chất
Bùn Bơm bùn tuần hoàn
Hoá chất khử trùng Hoá chất khử trùng
Nồng độ các thông số của nước thải sau khi xử lý bằng hệ thống thu gom, xử lý nói trên sẽ đạt TCVN 5945 loại B và QCVN 14: 2008/BTNMT - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.