IV. Tiếng ồn Họat động hệ thống thông gió, điều hòa trung tâm
3.5.2 Tác động đến môi trường nước
Để thuận tiện cho công tác tính toán lượng nước phát thải, cơ quan tư vấn lập báo cáo đã chia nước thải phát sinh từ dự án thành 2 nhóm chính:
1- Nước thải quy ước sạch 2- Nước thải nhiễm bẩn
a) Nước thải quy ước sạch
Nước thải quy ước sạch phát sinh trong dự án bao gồm: - Toàn bộ nước mưa rơi trên khuôn viên các công trình - Nước làm mát cho máy phát điện dự phòng
- Nước ngưng tụ từ hệ thống máy điều hòa không khí trung tâm
Các loại nước thải này theo nguyên tắc có thể xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không cần phải xử lý. Bên cạnh nước mưa được coi là sạch thì nước thải làm mát từ máy phát điện dự phòng và nước ngưng tụ từ hệ thống máy điều hòa không khí trung tâm cũng được coi là sạch. Lưu lượng của 2 loại nước thải này không đáng kể.
b) Nước thải bẩn
Nước thải nhiễm bẩn trong khu vực dự án bao gồm tất cả các loại nước thải sinh hoạt, nước thải từ quá trình dịch vụ như nước rửa xe ôtô, nước vệ sinh,... Đặc điểm nước thải loại này chứa nhiều chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan, các chất dinh dưỡng và đặc
biệt là các vi trùng gây bệnh. Nhóm nước thải này phải được xử lý và khử trùng trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
Tính toán lượng nước thải bẩn
Với nhu cầu sử dụng là 1.450 m3/ngàyđêm, giả thiết tổng lượng nước thải bẩn được tính bằng 80% lượng nước sạch sử dụng, diện tích mặt sàn cần cung cấp thì hàng ngày, dự án phải xử lý gần 600 m3/ngày đêm.
Chế độ xả nước thải
Chế độ thải nước của toàn dự án không ổn định theo thời gian trong ngày và trong tuần. Đây là cơ sở để thiết kế hệ thống thoát và xử lý nước thải. Thông thường, lượng nước được sử dụng lớn nhất vào đầu giờ buổi trưa, khi bắt đầu quá trình dịch vụ. Ngoài ra, các ngày cuối tuần do lưu lượng khách đến cao hơn các ngày đầu tuần nên nước thải cũng sẽ nhiều hơn. Hệ số Kch(hệ số nước thải không điều hòa) của dự án thường lớn hơn của khu dân cư với tiêu chuẩn cấp nước tương đương từ 2 - 3 lần.
Nguồn gốc gây ô nhiễm
Tùy theo từng công nghệ dịch vụ thương mại như nhà hàng, quán ăn hay dịch vụ vệ sinh. Thành phần nước thải loại này bao gồm cặn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N, P), chất hữu cơ, vi sinh...Nói chung nước thải dự án chỉ là nước thải sinh hoạt thông thường từ các căn biệt thự, nhà hàng, một số điểm vui chơi giải trí, khu cung cấp dịch vụ…
Đặc tr ưng ô nhiễm nư ớc thải sinh hoạt
Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nớc thải sinh hoạt gồm các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn.
Công trình xử lý nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước cấp theo bảng 1.6 (trang 40). Lưu lượng nước thải ngày cao nhất đạt 585 m3/ng.đ
Dự án thiết kế Trạm xử lý nước thải cục bộ có công suất 600 m3/ng.đêm, bố trí tại khu đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phía Nam khu quy hoạch diện tích khoảng 1000m2. Để đảm bảo cảnh quan không gian cây xanh và hạn chế diện tích đất xây dựng trạm, đề xuất công nghệ xử lý bằng quy trình bùn hoạt tính và các công trình xử lý cần được xây ngầm. Nước thải sau xử lý sẽ được xả vào hệ thống thoát nước mưa khu vực. - Nước bẩn từ các công trình nhà nghỉ, biệt thự, công trình công cộng…sau xử lý sơ bộ được thoát vào các tuyến cống D300mm độ dốc theo độ dốc đường quy hoạch, có độ sâu chôn cống tại các điểm đầu từ 0,7-1m. Xây dựng dọc theo các tuyến đường nội bộ, dẫn nước thải về trạm xử lý.
- Dọc theo các tuyến cống thoát nước bẩn bố trí các giếng thăm tại vị trí thay đổi tiết diện cống, chuyển hướng cống, tại điểm xả các công trình để nạo vét bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa cống, khoảng cách giữa các giếng là 20 - 25m (đối với cống D300mm).
Tải lư ợng các chất ô nhiễm trong n ước thải sinh hoạt không qua xử lý:
Theo tính toán của nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi ngời hàng ngày đa vào môi trờng (nếu không xử lý) như sau:
Bảng 3.16 Khối lượng chất ô nhiễm thải ra hàng ngày
1 BOD5 60 – 942 COD 105 – 210 2 COD 105 – 210 3 SS 70 – 145 4 Tổng N 5 – 10 5 N-NH4 3,6 – 7,2 6 Tổng P 0,6 – 4,5
Đánh giá mức độ ô nhiễm n ước m ưa chảy tràn
Vào mùa ma, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nớc. Nếu lượng nớc ma này không đ- ược quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. Ước tính với lượng mưa 7,4 mm/h (lượng mưa lớn nhất) thì trong 15 phút đầu, lượng nưc mưa chảy tràn qua mặt bằng khoảng 1.955 m3. Nước ma chảy tràn sẽ được thoát theo độ dốc tự nhiên ra nguồn tiếp nhận.
Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn:
Tổng nitơ: 0,5 - 1,5 mg/l
Phot pho: 0,004 - 0,03 mg/l
Nhu cầu oxi hoá học (COD): 10-20 mg/l
Tổng chất rắn lơ lửng (SS): 10-20 mg/l
So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch, vì vậy có thể tách riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải thẳng ra môi trường sau khi qua hệ thống hố ga và song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn.
Các hố ga sẽ cách nhau khoảng 50 m và được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Bùn thải được xử lý theo hướng chôn lấp. Theo thiết kế xây dựng, đường cống thoát nước mưa sẽ tách riêng khỏi nguồn nước thải sinh hoạt.
Tác động của các chất ô nhiễm tới môi trư ờng
*Nhiệt độ:
Nhiệt độ giữ vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn ra trong tự nhiên. Những thay đổi về nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của chất l- ượng nước. Các thành viên liên quan của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng quyết định loài sinh vật nào tồn tại và phát triển một cách ưu thế trong hệ sinh thái nước. Điều này cũng có nghĩa là nhiệt độ ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước, nồng độ ô xy hòa tan (DO) và cuối cùng là dây chuyền thức ăn. Theo qui định thì nhiệt độ trong nước thải không được vượt quá 40-450C trước khi thải ra môi trường. *Dầu mỡ:
Dầu mỡ từ các gara khu biệt thự, khu dịch vụ, khu nhà hàng…khi xả vào nguồn n- ước sẽ loang trên mặt nước tạo thành màng dầu, một phần nhỏ hòa tan trong nước hoặc tồn tại trong nước ở dạng nhũ tương. Cặn chứa dầu khi lắng xuống hồ, rạch thoát sẽ tích tụ trong bùn đáy. Dầu mỡ không những là những hợp chất hydrocarbon khó phân hủy sinh học, mà còn chứa các chất phụ gia độc hại như các dẫn suất của phenol, gây ô nhiễm môi trường nước, có tác động tiêu cực đến đời sông thuỷ sinh bao gồm cả tôm cá và ảnh hưởng
đến giảm khả năng tự làm sạch của các nguồn nước do giết chết các sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch. Khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l nước có mùi hôi không dùng được cho mục đích ăn uống. Khi hàm lượng dầu trong nước 0,1 - 0,5 mg/l sẽ làm giảm năng suất và chất lợng của việc nuôi cá. Tiêu chuẩn dầu trong các nguồn nước nuôi cá không vượt quá 0,05 mg/l, tiêu chuẩn ôxy hòa tan là > 4 mg O2/l. Ô nhiễm dầu có chứa lưu huỳnh còn có thể gây chết cá nếu hàm lượng Na2S trong nước đạt tới 3 - 4 mg/l. Một số loài cá nhạy cảm có thể bị chết ngay khi hàm lượng Na2S nhỏ hơn 1 mg/l.
Ngoài ra, dầu trong nớc sẽ bị chuyển hóa thành các hợp chất độc hại khác đối với con người và thuỷ sinh như phenol, các dẫn xuất clo của phenol. Tiêu chuẩn phenol cho nguồn nớc cấp cho sinh hoạt là 0,001 mg/l, ngưỡng chịu đựng của cá là 10 - 15 mg/l. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy ô nhiễm nguồn nước do dầu và các sản phẩm phân huỷ của nó có thể gây tổn thất rất lớn cho ngành cấp nước, thuỷ sản, du lịch và các ngành kinh tế quốc dân khác.
*Các chất hữu cơ:
Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là carbohydrate. Đây là hợp chất dễ dàng bị vi sinh vật phân huỷ bằng cơ chế sử dụng ôxy hoà tan trong nước để ô xy hoá các hợp chất hữu cơ. Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ ô xy hoà tan trong n ước do vi sinh vật sử dụng ôxy hoà tan để phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi cá FAO quy định nồng độ ô xy hoà tan (DO) trong nước phải cao hơn 50% giá trị bão hoà (tức cao hơn 4 mg/l ở 250C). Theo qui định thì nồng độ BOD5 trong nước thải được phép thải ra nguồn cấp nước cho sinh hoạt là 20-40 mg/l.
*Chất rắn lơ lửng:
Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng cho nguồn nước mà nó trực tiếp thải ra. Theo quy định thì nồng độ các chất lơ lửng trong nước thải được phép thải ra nguồn cấp nước sinh hoạt là 30-50 mg/l.
*Các chất dinh dưỡng (N, P):
Các chất dinh dưỡng gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, ảnh hưởng tới chất l- ượng nước, sự sống thủy sinh. Theo các qui định hiện hành thì giá trị tổng N của nước thải khi thải vào các nguồn cấp nước sinh hoạt phải ≤ 30 mg/l và tổng P cho phép 4 -10 mg/l tùy thuộc vào từng lưu vực tiếp nhận.
*Tác hại của các loại vi khuẩn gây bệnh:
Nước có lẫn các loại vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, lỵ, tả. Tuỳ điều kiện mà vi khuẩn có sức chịu đựng mạnh hay yếu. Các nguồn nước thiên nhiên thường có một số loài vi khuẩn thường xuyên sống trong nước hoặc một số vi khuẩn của đất nhiễm vào. Coliform là nhóm vi khuẩn đường ruột hình que hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện và đặc biệt là Escherichia Coli (E. Coli). E. coli là một loại vi khuẩn có nhiều trong phân người, phân động vật. Ngoài ra, E. Coli còn được tìm thấy trong môi trường đất và nước bị nhiễm phân. Chỉ tiêu phân tích số lợng E.Coli là chỉ tiêu rất quan trọng trong nước cấp.
Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế qui định trong nước sinh hoạt không được phép có vi khuẩn E.coli hay Coliform chịu nhiệt, số lượng tổng Coliform là 50 vikhuẩn/100ml đối với nguồn nước tiếp nhận dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nước sạch trong dự án được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: lau rửa sàn nhà, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị thức ăn, giặt giũ chăn màn, chế biến thức ăn,... nên nước thải cũng có các thành phần và tính chất khác nhau tại mỗi quy trình sử dụng. Nhìn chung, nước thải bẩn từ dự án có thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt, song chứa nhiều chất ô nhiễm đặc trưng như các vi khuẩn, virus mang bệnh, dễ lây lan và phát tán ra môi trường: các vi khuẩn, virus thường gặp là: Samonella, Leptospira, Vibrio Cholerae, Mycobacteruim Tuberculosis,...
Như vậy, nước thải từ dự án nếu không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận, ngoài ra, nước thải còn chứa nhiều các vi khuẩn, virus truyền bệnh, rất dễ phát tán và lây lan ra môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Do có quá nhiều các hợp chất chứa nitơ và phốt pho cho nên nguồn thải này sẽ bổ sung lượng lớn các chất dinh dưỡng vào thủy vực nhận nước thải. Khi hàm lượng nitơ, phốt pho trong nước quá lớn, dư thừa so với nhu cầu sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng đặc biệt là tại các thủy vực có khả năng tự làm sạch kém như lưu lượng nước trao đổi thấp.
Sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ làm cho nước trở nên đục. Tảo dư thừa, chết và phân hủy gây nên mùi khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến các thủy sinh vật và môi trường không khí xung quanh.
Quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ và tảo cũng sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước. Khi nồng độ oxy hoà tan xuống thấp, các loài thủy sinh vật sẽ giảm. Tại khu vực có nồng độ oxy hoà tan xuống quá thấp do các chất hữu cơ phân hủy mạnh thì thường xẩy ra quá trình phân hủy kỵ khí lớp bùn đáy, phát sinh mùi hôi thối. Đây là môi trường không thuận lợi cho các sinh vật sống dưới nước. Ngược lại, nấm và vi khuẩn phát triển mạnh nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ làm tăng hàm lượng NH4+.
Ngoài ra, sự phân hủy các chất hữu cơ cũng sinh ra lượng lớn ion sunphát trong nước. Trong điều kiện hiếm khí, sunphát bị phân hủy sinh học giải phóng khí hydrosunfua H2S. Khí H2S phát sinh mùi khó chịu và độc hại cho con người.
Cùng với những tác động do các yếu tố hoá lý nói trên, nguồn nước thải còn là phương tiện lan truyền các vi sinh vật gây bệnh. Trong thực tế, các bệnh lây lan qua môi trường nước là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển.
Nước thải chung chứa các vi khuẩn gây bệnh đổ trực tiếp xuống thủy vực thì qui mô lây lan rộng. Thực tế cho thấy, lác đác hộ dân xung quanh khu vực lân cận dự án đang sử dụng nguồn nước ao, giếng khơi làm nước sinh hoạt. Do đó, nước thải dự án nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ dễ dàng làm nhiễm khuẩn nguồn nước ao, giếng nói trên. Đây là một nguy cơ tiềm tàng gây bệnh tật đối với khu vực dân cư.
Ngoài các đặc tính như vừa nói trên, nước thải dự án còn có mùi vị tanh, hôi khó chịu, màu đen, là nơi cư trú của giòi bọ. Hàm lượng chất rắn trong nước lớn là sản phẩm của các quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ.