Nguyên sinh động vật:

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án khu vui chơi giải trí khu biệt thự để bán và cho thuê xã phù linh, h sóc sơn, TP hà nội (Trang 88)

V. Thi công công trình

3. Nguyên sinh động vật:

Nguyên sinh động vật là những cơ thể đơn bào chuyển động được trong nước. Chúng gồm các nhóm amoebas, flagellated protozoans, citiates và sporozoans. Nguyên sinh động vật gây bệnh ở người là Giardia lamblia, Entamoeba hystolytica, Cryptosporidium và Naegleria flowler. Trong số này đáng chú ý nhất Giardia lamblia, chúng gây bệnh giardiase.

4. Tảo:

Tảo đơn bào thuộc loại quang tự dưỡng. Chúng tổng hợp được các chất cần cho cơ thể từ chất vô cơ đơn giản (NH4+, CO2, H2O) nhờ ánh sáng mặt trời. Tảo không trực tiếp gây bệnh cho người và động vật nhưng có thể sản sinh ra các độc tố.

Trong thực tế, các bệnh lây lan qua môi trường nước là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển. Nước thải chứa các vi khuẩn gây bệnh đổ trực tiếp xuống thủy vực thì qui mô lây lan sẽ rất rộng. Như vậy, nếu không được thu gom và xử lý tập trung thì nguồn nước thải sinh hoạt hàng ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến

nguồn nước bề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ bị phân huỷ gây ra mùi hôi thối.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO43-) và các vi sinh vật. Theo tính toán, thống kê cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường, nếu không xây dựng hệ thống thu gom và xử lý tạm thời thì hàng ngày sẽ có 1 khối lượng lớn chất ô nhiễm xả ra môi trường. Đây là nguồn gây ô nhiễm đáng kể, tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân và nhân dân quanh vùng, gây dịch bệnh, bệnh tật và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước ngầm và nước mặt.

Trong trường hợp tại các lán trại xây dựng hệ thống thu gom tạm thời sẽ có 2 phương án: Nước thải được xử lý bằng bể phốt và không được xử lý bằng bể phốt, cả 2 phương án này sẽ được so sánh và đánh giá dưới đây. Căn cứ vào tải lượng ô nhiễm và lưu lượng nước thải, có thể tính toán được nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.

Bảng 3.13 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Xử lý bằng bể tự hoại QCVN 14 : 2009 (B) BOD5 225 - 270 85,5 - 102,6 50 SS 350 - 725 133 - 275,5 100 Nitơrat 30 - 60 17,4 - 34,8 50 Photphat 4 - 20 2,32 - 11,6 10 Vi sinh (NPN/100ml) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Tổng Coliform 106 - 109 Fecal coliform 105 - 106 Trứng giun sán 103

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm với qui chuẩn (QCVN 14:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt) cho thấy nước thải sinh hoạt sau xử lý bằng bể tự hoại có nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn là 1,7 - 2,1 lần, SS vượt tiêu chuẩn là 1,3 - 2,8 lần.

Trong trường hợp nước thải chỉ được thu gom, không được xử lý sơ bộ, nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn từ 4,5 - 5,4 lần, SS là 5,8 - 12 lần. Như vậy, nếu chỉ được thu gom và xả xuống mương thoát, nước thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng sẽ là nguồn gây ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi khuẩn cho nguồn nước mặt.

Trường hợp toàn bộ nước đen (xí và tiểu) được thu gom và vận chuyển tới trạm xử lý ở nơi khác, đây sẽ là biện pháp lý tưởng giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt nhưng biện pháp này nếu áp dụng tại công trường xây dựng thì không khả thi do quá tốn kém.

Nước thải từ các hoạt động thi công xây dựng và từ các máy móc thiết bị

Trong quá trình xây dựng, các nhà thầu thi công có lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước thi công và được kiểm soát bằng các van, vòi khóa. Lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng nhìn chung không nhiều, không đáng lo ngại. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay

trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế, khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất vào nước thoát nước sinh hoạt của khu vực dân cư xung quanh nhìn chung chỉ ở mức độ thấp.

Tại các lán trại, còn có một lượng nước thải đáng kể từ máy móc, thiết bị. Theo kinh nghiệm nguyên cứu của Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và KCN - Đại học Xây dựng Hà Nội, lưu lượng và tải lượng ô nhiễm là đáng kể. Lưu lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải từ các thiết bị máy móc được trình bày bảng 3.14

Bảng 3.14 Lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các thiết bị thi công

TT Loại nước thải Lưu lượng(m3/ngày)

COD

(mg/l)

Dầu mỡ

(mg/l)

SS (mg/l)

1 Nước thải từ bảo dưỡng máy móc 2 20 - 30 - 50 - 80

2 Nước thải vệ sinh máy móc 5 50 - 80 1,0 - 2,0 150 - 200

3 Nước thải làm mát máy 4 10 - 20 0,5 - 1,0 10 - 15

TCVN 5945 - 2005, mức B 80 5 100

TCVN 5945 - 2005, mức C 400 10 200

[Nguồn:Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và KCN - Đại học Xây dựng Hà Nội]

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường dự án khu vui chơi giải trí khu biệt thự để bán và cho thuê xã phù linh, h sóc sơn, TP hà nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w