Thực trạng những công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 60)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Thực trạng những công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên

Trong những năm qua, mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, song nhiệm vụ NCKH của GV vẫn còn nhiều hạn chế như số lượng đề tài ít, chất lượng đề tài chưa cao, lĩnh vực nghiên cứu còn hẹp và chủ yếu phục vụ cho công việc giảng dạy. Bảng tổng hợp đề tài NCKH (bảng 2.5) sau là một ví dụ phản ánh rõ nét thực trạng này.

Bảng 2.5: Thống kê số lượng đề tài NCKH đã nghiệm thu của GV trường CĐCĐ Hà Tây (từ 2009 -2011) T T Năm Tổng số đề tài đã nghiệm thu Lĩnh vực phục vụ

Công tác giảng Các công tác khác

1 2009 3 3 0

2 2010 4 3 1

3 2011 26 19 7

"Nguồn: Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế"

Chức năng lưu trữ và phổ biến các công trình NCKH cũng còn rất hạn chế, chủ yếu là lưu trữ. Cùng với đó là hệ thống thông tin về các công trình NCKH nói riêng và thông tin phục vụ NCKH của nhà trường nói chung còn hạn chế, chưa được quản lý một cách khoa học. Theo kết quả khảo sát trong bảng 2.2, thì 90% CB, GV được khảo sát đều có nhận thức cao về tầm quan trọng của việc lưu trữ, phổ biến các sản phẩm của hoạt độngNCKH. Tuy nhiên CB, giảng viên nhà trường đánh giá mức độ thực hiện việc lưu trữ, phổ biến các công trình NCKH của nhà trường được đánh giá thấp nhất với mức điểm đánh giá trung bình là 1,07 trên điểm tối đa là 3,00.

Bên cạnh đó, việc tuyển chọn, tổ chức thực hiện, đánh giá và nghiệm thu đề tài NCKH của nhà trường hiện nay chưa được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng các quy định của các Bộ ngành và quy chế NCKH của nhà trường. Bằng phương pháp phỏng vấn sâu, một số nhà quản có uy tín và GV giàu kinh nghiệm cho rằng công tác tuyển chọn, đánh giá và nghiệm thu các đề tài còn có sự nể nang, chưa khách quan, chưa chú trọng đến các chỉ tiêu đánh giá kết quả NCKH (tính hiệu

quả, tính mới, tính xác thực của các kết quả quan sát hoặc thực nghiệm, tính ứng dụng,...), chưa quan tâm đến việc giám sát thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 60)