Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 56)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của

chưa hợp lý, thiếu cân đối. Bên cạnh đó, đội ngũ GV nhà trường còn thiếu những nhà khoa học đầu ngành, những chuyên gia và sẽ bị hẫng hụt về đội ngũ GV giàu kinh nghiệm trong những năm tới khi mà đội ngũ này hết tuổi công tác trong khi đội ngũ kế cận rất ít.

2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên giảng viên

Theo kết quả khảo sát trong bảng 2.2 thì 100% CBQL và GV được khảo sát đều đánh giá việc xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng hệ thống CSVC phục vụ NCKH là quan trọng và rất quan trọng với điểm trung bình 2,28 trên điểm tối đa 3,00. Nhưng có đến 94% CB, GV cho rằng việc xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng hệ thống CSVC phục vụ NCKH của nhà trường là chưa tốt với điểm trung bình là 1,11 trên điểm tối đa là 3,00. Như vậy, có thể thấy rằng đa số CBQL và GV nhà trường đánh giá mức độ thực hiện xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng hệ thống CSVC phục vụ NCKH cho hệ thống CSVC phục vụ NCKH chưa được tốt.

Theo số liệu thống kê của Cục CSVC Bộ GD&ĐT công bố kết quả khảo sát thực trạng CSVC và thiết bị đào tạo các trường CĐ, ĐH được đề cập trên báo điện tử dantri.com.vn với tiêu đề "Hàng trăm trường CĐ, ĐH thiếu và yếu về CSVC" ngày 26/10/2010 thì bình quân diện tích sử dụng khu học tập trên mỗi sinh viên chỉ

đạt 3,6 m2, quá thấp so với tiêu chuẩn thiết kế là 6 m2. Đối với phòng thí nghiệm và thực hành của 196 trường CĐ, ĐH mà Cục khảo sát, trong 5572 phòng thí nghiệm, phòng thực hành; 442 xưởng thực hành, thực nghiệm thì chỉ có 15,5% phòng thí nghiệm được đánh giá là đạt về mức độ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và 22,5% phòng thí nghiệm được đánh giá là có chất lượng các thiết bị tốt. Theo lãnh đạo Cục CSVC, các phòng thí nghiệm, thực hành chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của các trường hiện nay. Trong khi các trường đại học trên thế giới luôn coi thư viện là trái tim của mình thì đây là tình trạng báo động đối với GDĐH Việt Nam. Theo khảo sát, tính trung bình về quy mô thư viện của các đại học, cao đẳng thì chỉ 21,2 sinh viên mới có một chỗ ngồi. Trong số 196 đại học, cao đẳng có báo cáo về Bộ thì có 24 trường không có thư viện truyền thống. 119 trường không có thư viện điện tử. Không chỉ thiếu về cơ sở, thư viện của các trường CĐ, ĐH còn yếu cả về chất lượng. Trong tổng số 172 thư viện được khảo sát thì chỉ có 38,9% thư viện có áp dụng các tiêu chuẩn về thư viện hiện có ở Việt Nam hoặc trên thế giới, chỉ 34,3% sử dụng các phần mềm trong quản lý.

Không nằm ngoài tình trạng chung nói trên, Hệ thống CSVC của trường CĐCĐ Hà tây cũng còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo cũng như NCKH của nhà trường. Bình quân diện tích sử dụng khu học tập trên mỗi sinh viên của nhà trường đạt 4,1m2, về phòng thí nghiệm và xưởng thực hành đa số CB, GV đều đánh giá là chưa đáp ứng tốt cho hoạt động NCKH, nhà trường cũng chưa có thư viện điện tử và thư viện hiện tại chưa có phần mềm quản lý. Để đáp ứng tốt các chức năng NCKH, đào tạo và phục vụ cộng đồng tính từ khi thành lập đến nay, CSVC của Nhà trường đã được bổ sung, nâng cấp phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tuy nhiên, hệ thống CSVC của nhà trường vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và thiếu tính hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 56)