7. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế
Để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV nhà trường, chúng tôi đã đưa ra một số yếu tố chủ quan và một số yếu tố khách quan để GV lựa chọn theo mức độ ảnh hưởng từ thấp đến cao (từ không ảnh hưởng đến rất ảnh hưởng). Khi xử lý số liệu, chúng tôi đã lượng hóa thành điểm với các mức độ (Rất ảnh hưởng: 3 điểm, ảnh hưởng: 2 điểm, không ảnh hưởng: 3 điểm). Kết quả được thể hiện ở Bảng 2.13. và Bảng 2.14.
Theo kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.13 thì đa số CBQL và GV nhà trường đều cho rằng các yếu tố khách quan: chính sách về NCKH của nhà trường, khinh phí phục vụ NCKH, hệ thống CSVC phục vụ NCKH là 3 yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động NCKH của GV (lần lượt theo thứ tự 1, 2, 3) với điểm trung bình rất cao. Yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến hoạt động NCKH của GV được CBQL, GV nhà trường cho là yếu tố truyền thống, phong trào NCKH của nhà trường với điểm trung bình là 2.21 với đánh giá của CBQL và 2,00 với đánh giá của GV.
Bảng 2.13. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV
TT CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN Điểm trung bình
CBQL GV
1 Môi trường bên ngoài:
1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
NCKH 2,43 1,75
1.2. Môi trường KH - CN của địa phương 2,21 2,01 1.3. Nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp 2,36 2,13 2 Môi trường bên trong:
2.1. Chính sách của nhà trường về NCKH 3,00 2,63
2.2. Hệ thống CSVC phục vụ NCKH 2,64 2,50
2.3. Kinh phí phục vụ NCKH 3,00 2,62
2.5. Truyền thống, phong trào NCKH 2,21 2,00 Cũng theo kết quả khảo sát, được trình bày trong bảng 2.14 cho thấy, yếu tố chủ quan có ảnh hưởng lớn nhất được cả CBQL và GV cho là nhận thức và thái độ của GV đối với NCKH. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát về nhận thức và thái độ NCKH của GV ở phần trên (một bộ phận CB, GV nhận thức chưa thật đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động NCKH, thái độ tham gia NCKH chủ yếu là miễn cưỡng, bắt buộc và thơ ơ, lảng tránh). Yếu tố chủ quan được CBQL nhà trường đánh giá có ít ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV là giới tính của người nghiên cứu với điểm trung bình là 1,29, về phía GV cho rằng khối lượng công việc giảng dạy của GV là yếu tố chủ quan ít ảnh hưởng nhất với điểm trung bình là 1,68.
Bảng 2.14. Các yếu chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV
TT CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN Điểm trung bình
CBQL GV
3 Chủ thể quản lý:
3.1. Năng lực, uy tín, tinh thần trách nhiệm của CBQL
cấp Trường 2,86 2,26
3.2. Năng lực, uy tín, tinh thần trách nhiệm của CBQL
cấp Phòng, Khoa 2,79 2,25
4 Đối tượng quản lý - GV:
4.1. Nhận thức và thái độ của GV đối với NCKH 2,86 2,63 4.2. Năng lực, kinh nghiệm NCKH của GV 2,64 2,38
4.3. Động lực tham gia NCKH của GV 2,71 2,41
4.4. Trình độ và năng lực chuyên môn, tin học, ngoại
ngữ của GV 2,64 2,39
4.5. Giới tính 1,29 1,75
4.6. Khối lượng công việc giảng dạy của GV 2,07 1,68
2.4.2.1. Nguyên nhân của những thành công
Qua phần khảo sát, đánh giá về thực trạng hoạt động NCKH của GV và công tác quản lý hoạt động này chúng ta có thể thấy, hoạt động NCKH và công tác quản lý hoạt động này trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, thành công đó có được là nhờ tác động của những yếu tố sau:
- Về quan điểm chỉ đạo, nhà trường đã quan tâm đến hoạt động NCKH, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên để góp phần phát triển nhà trường. Do vậy đã có sự theo dõi, chỉ đạo đáng kể, tạo thành nề nếp bước đầu trong CB, GV.
- Về biện pháp quản lý, các cấp quản lý ở trường đã thực hiện khá đầy đủ các chức năng quản lý dù chưa được đồng bộ và hiệu quả.
- Về nguồn lực, nhà trường có đội ngũ GV khá mạnh về cả số lượng và trình độ, nhiều người có tâm huyết, năng lực giảng dạy chuyên môn làm nòng cốt. Cùng với đó là hệ thống CSVC, trang thiết bị, phương tiện, tài liệu, thông tin phục vụ NCKH được tăng cường đáng kể so với thời gian trước trước.
- Về môi trường, có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hoạt động NCKH. Trường đóng trên địa bàn của Thủ đô, tập trung các trường đại học lớn, các trung tâm nghiên cứu lớn, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Trong sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, KH&CN cùng với GD&ĐT đang được Đảng và Nhà nước đặt lên là “quốc sách hàng đầu” với sự hưởng ứng mạnh mẽ của toàn xã hội. Hoạt động NCKH đã và đang góp phần rất tích cực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả GD&ĐT, từ đó tạo được sự quan tâm đáng kể của chính quyền các cấp và nhân dân nói chung.
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV và công tác quản lý hoạt động này. Qua phần khảo sát, đánh giá về thực trạng hoạt động NCKH của GV và công tác quản lý hoạt động này ở Trường CĐCĐ Hà Tây chúng ta có thể thấy hoạt động NCKH và công tác quản lý hoạt động này trong thời gian qua còn nhiều hạn chế và các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế này gồm:
* Nguyên nhân khách quan:
+ Các chính sách về NCKH của nhà trường chưa khuyến khích và tạo động lực cho đội ngũ CB, GV NCKH
+ Hệ thống CSVC phục vụ hoạt động NCKH của nhà trường còn thiếu và lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu về NCKH của đội ngũ GV.
+ Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động NCKH còn hạn chế, chủ yếu là từ ngân sách, mức kinh phí trung bình cho một đề tài còn thấp, chưa tạo được động lực thúc đẩy GV NCKH.
+ Hệ thống thông tin về NCKH nói chung còn rất hạn chế, chậm cập nhật, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về các công trình NCKH trong Trường.
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhận thức và thái độ NCKH: Một bộ phận GV chưa nhận thức đúng và đầy đủ về nhiệm vụ NCKH, thái độ NCKH của GV nhà trường là chưa tự giác, tích cực.
+ Năng lực NCKH: Đội ngũ GV nhà trường thiếu những nhà khoa học đầu ngành, chuyên sâu làm đầu tàu nghiên cứu, đa số GV còn trẻ chưa có kinh nghiệm và thiếu kỹ năng NCKH.
+ Đa số CB quản lý nhà trường chưa được đào tạo bài bản về quản lý nhà trường nên năng lực quản lý chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển khinh tế - xã hội, đặc biệt một số CBQL trẻ còn thiếu kinh nghiệm.
Để đáp ứng yêu cầu NCKH của GV và nâng cao chất lượng của hoạt động này đòi hỏi Ban lãnh đạo Trường cần có những biện pháp nâng cao chất lượng các nguồn lực ngày một tốt hơn cả về lượng và chất, xây dựng được các chính sách thích hợp nhằm tạo động lực cho GV nhà trường tích cực tham gia NCKH, nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, bồi dưỡng phương pháp luận NCKH, nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho GV. Bên cạnh đó CB lãnh đạo, quản lý các cấp của nhà trường cũng cần phải thay đổi cách quản lý sao cho ngày càng phù hợp và hiệu quả hơn.
Tiểu kết chương 2
Trường CĐCĐ Hà Tây đã triển khai 07 nội dung quản lý hoạt động NCKH của GV gồm:
- Quản lý nguồn nhân lực khoa học. - Quản lý CSVC phục vụ NCKH.
- Quản lý nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động NCKH. - Quản lý hệ thống công trình NCKH.
- Quản lý hoạt động liên kết, hợp tác NCKH.
- Quản lý hoạt động ứng dụng và chuyển giao kết quả NCKH. - Quản lý thực hiện quy chế NCKH của GV.
Hiện nay, công tác quản lý hoạt động NCKH của GV Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đã được Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo, CB, GV nhà trường nỗ lực thực hiện và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: nâng cao tỷ giảng viên có trình độ đào tạo sau ĐH, CSVC của nhà trường đã được tăng cường hơn trước, các quy định về quản lý về hoạt động NCKH ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó công tác quản lý hoạt động NCKH của GV vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, các nội dung quản lý trên chưa được thực hiện đầy đủ và hiệu quả thấp. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên gồm: đội ngũ nhân lực khoa học thiếu những chuyên gia, nhà nghiên cứu giỏi, năng lực và kinh nghiệm NCKH của đội ngũ này còn hạn chế, nhà trường chưa có những biện pháp quản lý phù hợp; CSVC còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu NCKH, nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH còn ít, mức kinh phí trên một đề tài thấp, công tác lưu trữ, phổ biến, ứng dụng các kết quả NCKH còn chưa được quan tâm thực hiện, hoạt động liên kết, hợp tác NCKH kém hiệu quả, các chính sách về NCKH của nhà trường chưa khuyến khích và thúc đẩy GV nghiên cứu.
Để nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của GV nhà trường cũng như công tác quản lý hoạt động này, Nhà trường cần có các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả.
Chương 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG HÀ TÂY