Biện pháp 3: Tăng cường thực hiện quy chế quản lý hoạt động nghiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 94)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường thực hiện quy chế quản lý hoạt động nghiên

khoa học, chú trọng đến chính sách khuyến khích, động viên giảng viên nghiên cứu khoa học

3.2.3.1. Mục tiêu

Nhằm tăng cường thể chế, tạo môi trường và điều kiện để hoạt động NCKH được tiến hành hiệu quả, khuyến khích, động viên GV tích cực, say mê NCKH, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH trong nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung

Qua khảo sát thực trạng hoạt động NCKH của GV và thực trạng quản lý hoạt động này ở chương 2, một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất tới hoạt động NCKH của GV là chính sách NCKH của nhà trường. Trong quá trình hoạt động, Trường CĐCĐ Hà Tây đã chủ động ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền nhằm khẳng định NCKH là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi GV và đề ra các biện pháp khuyến khích NCKH. Mặc dù đã có những quy định hêt sức cụ thể và tương đối chi tiết, nhưng các văn bản này vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế trong thời gian tiếp theo. Để thực hiện được biện pháp này nhà trường cần tiến hành các nhiệm vụ sau:

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy quy định về nhiệm vụ NCKH của GV, đồng thời với chính sách khuyến khích, động viên GV NCKH. Trong quy chế NCKH cần làm rõ nhiệm vụ NCKH của GV là nhiệm vụ bắt buộc, có chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng đối với GV có thành tích trong NCKH cũng như GV không hoàn thành nhiệm vụ NCKH.

- Đổi mới chính sách về tài chính cho hoạt động NCKH từ phương thức phân bổ dàn trải hiện nay sang đầu tư kinh phí cho các nhiệm vụ, đề tài trọng điểm, phù hợp với chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Nhà nước, của ngành và của Nhà trường. Từng bước nâng cao mức chi (công nghiên cứu, xét duyệt, nghiệm thu, quản lý,...), xây dựng chính sách chi theo phần trăm hợp đồng nghiên cứu nhằm khuyến khích, tạo động lực NCKH cho đội ngũ GV.

- Gắn nhiệm vụ NCKH với công tác thi đua khen thưởng, xét tặng danh hiệu trong nhà trường (chỉ khi có sản phẩm nghiên cứu mới đủ tiêu chuẩn xét thi đua, khen thưởng, các trường hợp bù giờ định mức cho nhiệm vụ NCKH sẽ không đủ điều kiện để tham gia xét).

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quản lý NCKH theo hướng tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường, gắn kết NCKH với đào tạo góp phần nâng cao trình độ và năng lực NCKH của đội ngũ GV.

- Tiếp tục vận hành các tiêu chuẩn của ISO vào quản lý hoạt động NCKH, xây dựng các quy trình xét chọn đề tài, nghiệm thu, đánh giá đề tài, lưu trữ và phổ biến các kết quả NCKH, qua đó quy định rõ đơn vị, cá nhân thực hiện, chịu trách nhiệm, thời gian thực hiện, chất lượng sản phẩm,..

- Tăng cường công tác quản lý đối với các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đề tài, nghiệm thu, đánh giá các đề tài NCKH ở các đơn vị trong Trường nhằm loại bỏ sự nể nang, đại khái giữa các cá nhân trong cùng một đơn vị.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế lập kế hoạch xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy quy định về nhiệm vụ NCKH của GV, trình hiệu trưởng xem xét phê duyệt.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, phòng Tài chính - Kế toán xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy quy định về nhiệm vụ NCKH của GV, đồng thời với chính sách khuyến khích, động viên GV NCKH. Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm lấy ý kiến góp ý của các đơn vị, cá nhân trong trường, tổng hợp ý kiến đóng góp, trình hiệu trưởng xem xét, quyết định, ban hành, triển khai thực hiện.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quản lý NCKH theo hướng tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường, gắn kết NCKH với đào tạo góp phần nâng cao trình độ và năng lực NCKH của đội ngũ GV, từng bước nâng cao mức chi cho hoạt động NCKH, gắn nhiệm vụ NCKH với công tác thi đua khen thưởng, xét tặng danh hiệu trong nhà

trường; báo cáo hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định, ban hành.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, phòng Tài chính - Kế toán, các khoa chuyên ngành tiếp tục vận hành các tiêu chuẩn của ISO vào quản lý hoạt động NCKH, xây dựng các quy trình xét chọn đề tài, nghiệm thu, đánh giá đề tài, lưu trữ và phổ biến các kết quả NCKH, báo cáo hiệu trưởng.

- Các khoa chuyên ngành, các đơn vị trong trường hàng năm thực hiện nhiệm vụ đăng ký, triển khai thực hiện, kiểm tra tiến độ, nghiệm thu, phổ biến các đề tài NCKH theo đúng quy trình quản lý, đúng các quy định về NCKH đã được nhà trường ban hành.

- CB, GV hàng năm phải đăng ký nhiệm vụ NCKH vào đầu năm, viết đề cương, thực hiện đề tài, báo cáo tiến độ, bảo vệ đề tài trước hội đồng nghiệm thu các cấp, phổ biến, chuyển giao kết quả NCKH, hoàn thiện hồ sơ quyết toán đúng theo quy tình và các quy định của nhà tường, đề xuất ý kiến cải tiến hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động NCKH của nhà trường.

- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phong chức năng, các khoa chuyên ngành thực hiện quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, chính sách khuyến khích, động viên GV NCKH.

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường việc lưu trữ, phổ biến và giám sát các công trình nghiên cứu khoa học

3.2.4.1. Mục tiêu

Biện pháp này nhằm tạo điều kiện để GV có nguồn tư liệu phong phú, chính xác để tiến hành NCKH, các nhà quản lý có thêm công cụ để giám sát, sinh viên có nguồn học liệu để học tập và nghiên cứu, xã hội có kho học liệu mở, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào đào tạo, sản xuất và đời sống để KH&CN ngày càng phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.4.2. Nội dung

- Các công trình NCKH sau khi được đánh giá, nghiệm thu cần được lưu trữ và đưa vào sử dụng làm tư liệu tra cứu cho GV và sinh viên nhà trường.

nghệ thông tin vào việc quản lý lưu trữ, phổ biến, giám sát các công trình NCKH. - Đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, phổ biến về các sản phẩm NCKH đã được đánh giá, nghiệm thu, tạo điều kiện cho GV trao đổi, nâng cao năng lực NCKH.

- Nhà trường cần tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động NCKH theo từng năm, qua đó phổ biến các kết quả NCKH mới, trao đổi, thảo luận các vấn đề mới đặt ra trong hoạt động NCKH.

- Phối hợp tổ chức các hội thảo, hợp tác trao đổi thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của nhà trường và địa phương. Thông qua việc hợp tác, thông tin về hoạt động KHCN của các địa phương, kết quả nghiên cứu các đề tài được trao đổi thường xuyên, từ đó tránh sự trùng lặp trong tổ chức NCKH.

- Cử CB GV tham dự các hội nghị, hội thảo về NCKH thuộc các lĩnh mà nhà trường đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo và NCKH.

- Xuất bản định kỳ các ấn phẩm công bố các công trình, các kết quả nghiên cứu. - Nâng cao nhận thức về hoạt động sở hữu trí tuệ cho CBQL và GV của các đơn vị. Tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia.

- Có chính sách đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các công trình NCKH có chất lượng được triển khai, áp dụng vào thực tiễn ở các đơn vị trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Xây dựng các biện pháp thúc đẩy quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm tăng nguồn thu từ các hoạt động này.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Thư viện, các khoa chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch lưu trữ, tuyên truyền, phổ biến các công trình NCKH, trình hiệu trưởng xem xét, phê duyệt.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Tài chính - Kế toán, các khoa chuyên ngành thực hiện việc giám sát các khâu trong quy trình thực hiện nhiệm vụ NCKH của CB, GV (đăng ký nhiệm vụ NCKH, viết đề cương, bảo vệ đề cương,

thực hiện nhiệm vụ, báo cáo tiến độ, nghiệm thu, chuyển giao kết quả nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ, quyết toán), báo cáo hiệu trưởng nhà trường.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Thư viện thực hiện việc lưu trữ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các công trình NCKH và đưa vào sử dụng làm tư liệu tra cứu cho GV và sinh viên nhà trường, báo cáo hiệu trưởng nhà trường.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Thư viện, các khoa chuyên ngành, các chủ đề tài thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các kết quả NCKH đã được đánh giá, nghiệm thu, báo cáo hiệu trưởng nhà trường.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động NCKH theo từng năm, phối hợp tổ chức các hội thảo, hợp tác trao đổi thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của nhà trường và địa phương, báo cáo hiệu trưởng nhà trường.

- Các khoa chuyên ngành cử CB, GV tham dự các hội nghị, hội thảo về NCKH thuộc các lĩnh mà nhà trường đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo và NCKH, báo cáo hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế thực hiện việc xuất bản định kỳ các ấn phẩm, công bố các công trình, các kết quả nghiên cứu, báo cáo hiệu trưởng.

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, các khoa chuyên ngành thực hiện việc giám sát các công trình NCKH, báo cáo hiệu trưởng nhà trường.

- Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phong chức năng, các khoa chuyên ngành thực hiện việc lưu trữ, phổ biến và giám sát các công trình nghiên cứu khoa học.

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên mặc dù mỗi biện pháp có vai trò, chức năng và tác dụng riêng nhưng chúng có quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau, vừa là kết quả, vừa là điều kiện của nhau. Để hoạt động NCKH của nhà trường thực sự có chất lượng và hiệu quả, cần thực hiện đầy đủ và đồng thời các biện pháp trên.

Chất lượng, kết quả của các sản phẩm NCKH phụ thuộc vào nhiều yêu tố, trong đó năng lực NCKH của đội ngũ GV là yếu tố quyết định. Dù CSVC có tốt đến

đâu, việc tổ chức triển khai đề tài có nghiêm túc và khoa học đến đâu đi chăng nữa mà năng lực NCKH của GV không tốt cũng sẽ không cho ra sản phẩm NCKH có chất lượng. Do đó nhà trường cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực NCKH cho đội ngũ CB, GV nhà trường. Vì vậy biện pháp 1: " Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực NCKH cho đội ngũ CB, GV" là biện pháp có vai trò tiền đềthực hiện các biện pháp khác.

Nguồn lực CSVC, kinh phí phục vụ NCKH là nhân tố rất quan trọng đối với hoạt động NCKH, CB, GV nhà trường cần biết tổ chức, phân bổ các nguồn lực CSVC và khinh phí một cách hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực này và tăng cường các nguồn lực này đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của nhiệm vụ NCKH của GV, nhằm nâng cao chất lượng và hiêu quả của hoạt động NCKH. Vì vậy, biện pháp 2: "Tăng cường các nguồn lực CSVC, kinh phí phục vụ NCKH" là một biện pháp quan trọng, có vai trò nền tảng đối với việc cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động NCKH.

Biện pháp 4: "Tăng cường việc lưu trữ, phổ biến và giám sát các công trình NCKH" nhằm tạo điều kiện để GV có nguồn tư liệu phong phú, chính xác để tiến hành NCKH, tạo điều kiện thuận lợi để GV khẳng định thành quả NCKH, khuyến khích GV hăng say nghiên cứu, tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Biện pháp này được thực hiện thường xuyên sẽ góp phần nâng cao trình độ và năng lực NCKH của đội ngũ GV, tăng cường nguồn tài liệu tham khảo cho nhà trường qua đó góp phần tăng cường CSVC, qua đó giúp thực hiện biện pháp 2 tốt hơn.

Chất lượng của hoạt động NCKH phụ thuộc vào yếu tố quản lý và chính sách NCKH. Để vừa đảm bảo cho hoạt động NCKH được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy chế vừa khuyến khích, động viên GV tích cực NCKH. Vì vậy Biện pháp 3: "Tăng cường thực hiện quy chế quản lý hoạt động NCKH, chú trọng đến chính sách khuyến khích, động viên GV NCKH" là một biện pháp tạo lập khung pháp lý đáp ứng được yêu cầu trên và là điều kiện tốt để thực hiện các biện pháp khác.

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w