7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học
giảng viên
Theo số liệu cung cấp của phòng Khoa học và hợp tác quốc tế của Nhà trường trong bảng 2.4, thì kinh phí được duyệt và đã chi cho NCKH là rất thấp, trung bình
mỗi đề tài cấp trường chỉ được cấp kinh phí khoảng từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng cho tất cả các chi phí cho một đề tài (công nghiên cứu, vật tư, vật liệu, chi phí in ấn,...). Cũng từ bảng 2.4 ta thấy trong 5 năm, từ 2007 đến 2011 mức kinh phí này thay đổi không đáng kể mặc dù các chi phí cho vật tư, vật liệu đã tăng lên không ít qua từng năm.
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp kinh phí NCKH của GV trường CĐCĐ Hà Tây
TT Năm Số lượng đề tài Khinh phí đã duyệt, chi (đồng)
1 2007 13 42.030.000
2 2008 9 18.160.000
3 2009 3 8. 215.000
4 2010 4 10.790.000
5 2011 26 94.531.000
"Nguồn: Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế"
Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, nhiệm vụ NCKH của GV nhà trường là rất khiêm tốn và chưa tương xứng với đội ngũ có trình độ khá tốt của nhà trường. Kinh phí dành cho hoạt động NCKH là quá thấp (2.000.000đ - 4.000.000đ/1 đề tài), khó có thể đảm bảo điều kiện cho việc nghiên cứu và chưa tạo được động lực thúc đẩy mọi người hăng hái cống hiến trí tuệ và công sức cho NCKH. Theo Hướng dẫn số 02/HD/NCKH ngày 03 tháng 01 năm 2011 ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ/NCKH ngày 03 tháng 01 năm 2011 của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây thì kinh phí cho đề tài NCKH cấp trường được quy định như sau:
+ Công lao động thực hiện đề tài đối với CB, GV là 40.000đ/tiết chuẩn. + In ấn báo cáo và văn phòng phẩm: 100.000đ/đề tài.
+ Số tiết chuẩn cho 1 đề tài cấp trường đối với GV chính và GV là 43 tiết chuẩn [33,1]. Như vậy công nghiên cứu cho một đề tài cấp trường đối với GV là 1.720.000đ.
Với quy định hiện thời về kinh phí cho NCKH, GV nhà trường đã quen với việc nghiên cứu đề tài cấp trường với mức kinh phí nghiên cứu thấp chủ yếu để qui đổi tính giờ giảng dạy khi thiếu giờ. Đối với GV đã đủ và vượt định mức thì rất ít
tham gia NCKH một phần vì kinh phí thấp và thủ thục thanh toán phức tạp. Các thủ tục quản lý kinh phí của nhà trường hiện nay chưa thật khoa học, còn phức tạp nên phần nào đã trở thành rào cản của hoạt động NCKH.
Theo khoản 1, điều 5 của Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 5 năm 2011 thì nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN gồm các nguồn: a) Từ ngân sách nhà nước; b) Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; c) Từ quỹ phát triển KH&CN các cấp (quốc gia, bộ, ngành, tỉnh, thành phố, trường đại học, doanh nghiệp); d) Thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đ) Trích từ nguồn thu hợp pháp của trường đại học; e) Huy động từ các nguồn hợp pháp khác [8, 3]. Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH của trường CĐCĐ Hà Tây từ trước tới nay chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhưng theo điều lệ trường CĐ thì kinh phí cho hoạt động NCKH cùng với kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên, xây dựng CSVC,... được cấp từ nguồn ngân sách. Vì thế, trong kế hoạch tài chính hàng năm, nhà trường không dự kiến các khoản chi cụ thể hay tỷ lệ phần trăm ngân sách chi cho NCKH, đây là một khó khăn cho hoạt động NCKH của giảng viên nhà trường.
Theo kết quả khảo sát trong bảng 2.2 thì CB, GV nhà trường nhận thức rất cao về tầm quan trọng của nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH với 41% cho là rất quan trọng, 49% cho là quan trọng và điểm trung bình về nhận thức là 2,46 trên điểm tối đa là 3,00. Đây cũng là nội dung được CB, GV nhà trường nhận thức ở mức cao nhất trong bảy nội dung. Tuy nhiên 75,6% CB, GV nhà trường lại đánh giá về mức độ thực hiện việc sử dụng hiệu quả và đầu tư kinh phí cho hoạt động NCKH của nhà trường chưa tốt. Điều này cũng dễ nhận thấy qua mức kinh phí đầu tư cho các đề tài NCKH trong bảng 2.3.
Như vậy, có thể thấy nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động NCKH của nhà trường trong những năm qua là khá thấp, nguồn kinh phí chủ yếu là ngân sách Nhà nước cấp, các nguồn khác là rất ít và không có . Mức kinh phí đầu tư cho một đề tài còn ít chưa đảm bảo điều kiện cho việc nghiên cứu và chưa tạo được động lực thúc
đẩy mọi người NCKH. Các thủ tục quản lý kinh phí của nhà trường hiện nay chưa thật khoa học, còn phức tạp chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động NCKH.