Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 101)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây

Để so sánh và làm rõ mức độ khả thi về các biện pháp quản lý hoạt động NCKH ở Trường CĐCĐ Hà Tây trong đánh giá của CBQL và GV nhà trường, tác giả đề tài đã lượng hóa kết quả thành điểm với các mức độ (rất khả thi: 3điểm; Khả thi: 2 điểm, Không khả thi: 1 điểm), sau đó tính điểm trung bình của từng biện pháp, kết quả được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Tính khả thi (đánh giá của CBQL) Tính khả thi (đánh giá của GV) Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Biện pháp 1 8 6 0 2.57 46 30 0 2.61 Biện pháp 2 7 7 0 2.50 40 30 6 2.45 Biện pháp 3 9 5 0 2.64 45 27 4 2.54

Biện pháp 4 6 8 0 2.43 36 33 7 2.38 Từ bảng 3.2 cho ta thấy đánh giá của CBQL và GV về ,mức độ khả thi của các biện quản lý hoạt động NCKH của GV trường CĐCĐ Hà Tây có sự khác biệt không đáng kể. Về phía CBQL, cả bốn biện pháp đều được đánh giá cao về mức độ khả thi với điểm trung bình của bốn biện pháp là 2,54 trên điểm tối đa là 3,00. Biện pháp 3:

" Tăng cường thực hiện quy chế quản lý hoạt động NCKH, chú trọng đến chính sách khuyến khích, động viên GV NCKH" được đánh giá là biện pháp khả thi nhất với điểm trung bình là 2,64, biện pháp được cho là ít khả thi nhất là Biện pháp 4:

"Tăng cường việc lưu trữ, phổ biến và giám sát các công trình NCKH" với điểm trung bình là 2,43. Về phía GV, mặc dù đánh giá mức độ khả thi của bốn biện pháp nhìn chung là thấp hơn so với CBQL, song đa số GV đánh giá về mức độ khả thi của cả bốn biện pháp khá cao với điểm trung bình của bốn biện pháp là 2,49 trên điểm tối đa là 3,00. Biện pháp 1: " Tăng cường việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực NCKH cho đội ngũ CB, GV" là biện pháp được GV đánh giá là khả thi nhất. Điều này là phù hợp với thực trạng đội ngũ GV của nhà trường với trên 50% GV có trình độ thạc sỹ và tuổi dưới 40, đầy lòng nhiệt tình và ham học hỏi. Cho nên biện pháp này khi đưa vào thực hiện ở nhà trường là rất khả thi. Cũng giống như CBQL, GV nhà trường đánh giá Biện pháp 4: "Tăng cường việc lưu trữ, phổ biến và giám sát các công trình NCKH" là biện pháp ít khả thi nhất. Điều này phù hợp với thực tế về hoạt động NCKH của nhà trường hiện nay, cả CBQL và GV nhà trường đều chưa quan tâm đúng mức đến việc lưu trữ, phổ biến và giám sát các công trình NCKH và thực trạng này vẫn còn hạn chế.

Để so sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, đề tài đã tổng hợp ý kiến đánh giá của CB, GV và nhân viên nhà trường về cần thiết quả và tính khả thi của các biện pháp rồi tính điểm trung bình của từng biện pháp, xếp thứ bậc các biện pháp và tính hệ số tương quan thứ bậc spiecman. Thang điểm mà đề tài sử dụng để tính điểm trung bình là:

Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm; Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; ít khả thi: 1 điểm.

Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spiecman được sử dụng trong đề tài là: ) 1 ( 6 1 2 2 − × − = ∑ N N D r .

Trong đó: r là hệ số tương quan thứ bậc Spiecman; N là số biện pháp;

∑D2 là tổng các bình phương của hiệu thứ bậc giữa tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp.

Kết quả điểm trung bình và thứ bậc của các biện pháp xem bảng 3.3

Bảng 3.3. Khảo nghiệm về tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp quản

đề xuất

TT CÁC NỘI DUNG Tính cấp thiết Tính khả thi X bậc xThứ Y bậc yThứ

1

Tăng cường việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng

lực NCKH cho đội ngũ CB, GV 240 2.67 1 234 2.60 1 2 Tăng cường các nguồn lực

CSVC, Kinh phí phục vụ NCKH 233 2.59 2 221 2.46 3 3

Tăng cường thực hiện quy chế quản lý hoạt động NCKH, chú trọng đến chính sách khuyến khích, động viên GV NCKH

232 2.58 3 230 2.56 2

4 Tăng cường việc lưu trữ, phổ biến và giám sát các công trình NCKH

230 2.56 4 215 2.39 4

Từ kết quả được trình bày trong bảng 3.3 cho ta thấy Biện pháp 1 được đánh giá là cần thiết nhất với điểm trung bình là 2,67 và khả thi nhất với điểm trung bình là 2,60, xếp thứ bậc 1. Biện pháp 4 được đánh giá là ít cần thiết nhất với điểm trung bình 2,56 và cũng ít khả thi nhất với điểm trung bình là 2,39, cùng xếp thứ bậc 4. Biện pháp 2, được xếp thứ bậc 2 về mức độ cần thiết với điểm trung bình 2,59, nhưng chỉ được xếp thứ bậc 3 về mức độ khả thi với điểm trung bình là 2,46. Điều này là bình thường vì: mặc dù biện pháp tăng cường đầu tư CSVC, khinh phí phục

vụ NCKH là rất cần thiết nhưng để thực hiện được biện pháp này phải đầu tư nhiều về khinh phí nhưng trong hoàn cảnh khó khăn về kinh phí ở các trường CĐ, ĐH hiện nay thì nó chưa thật khả thi. Biện pháp 3 được xếp thứ bậc 3 về mức độ cần thiết với điểm trung bình là 2,58 nhưng lại được xếp thứ bậc thứ bậc 2 về mức độ khả thi. Điều này là phù hợp với thực tế về hoạt động NCKH đang diễn ra ở nhà trường. Để so sánh được sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các phương pháp đề xuất, chúng tôi đã tính hệ số tương quan thứ bâc Spiecman và được kết quả là r = 0,80.

Như vậy, có thể thấy rằng các biện pháp mà đề tài đề xuất là có tương quan thuận, chặt giữa cần thiết quả và khả thi. Điều này có thể nhận thấy rõ hơn trong biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV trường CĐCĐ Hà Tây

Qua phân tích ở trên, cho chúng ta thấy rõ những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động NCKH của GV ở Trường CĐCĐ Hà Tây. Để khắc phục và tháo gỡ các vấn đề này nhà trường có thể áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài này và tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các biện pháp mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của GV nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động NCKH của GV trường CĐ, ĐH và thực trạng quản lý hoạt động NCKH của GV trường CĐCĐ Hà Tây, đề tài đã đề xuất 4 biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV Trường CĐCĐ Hà Tây nhằm nâng cao chất lượng của hoạt hoạt động NCKH của GV nhà trường, qua đó

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài đã khảo nghiệm nhận thức của CB, GV nhà trường về tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động NCKH đề xuất. Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV Trường CĐCĐ Hà Tây được đề xuất đều đảm bảo tính hiệu quả và khả thi, phù hợp với các điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 101)