Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 36)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở

Cao đẳng, Đại học

Trên cơ sở xác định nội dung hoạt động NCKH của giảng viên xác lập nội dung quản lý.

1.3.2.1. Quản lý nguồn nhân lực khoa học trong trường Cao đẳng, Đại học

Nhân lực khoa học - công nghệ là một bộ phận của lực lượng lao động xã hội được đào tạo ở những trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định và tham gia trực tiếp (hay gián tiếp) vào các hoạt động khoa học - công nghệ từ nghiên cứu, triển khai đến đào tạo, quản lý, vận hành các hệ thống công nghệ. Đội ngũ nhân lực khoa học - công nghệ có nhiều mức trình độ đào tạo khác nhau từ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đến đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên gia, nhà khoa học có trình độ đại học và sau đại học.[18, 580]

Nhân lực khoa học là tiềm năng của mọi tiềm năng, là nhân tố quan trọng nhất tạo ra mọi thành công không những cho khoa học, mà còn cho tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại. [29, 254].

Điều 34, 35, luật khoa học và công nghệ quy định việc sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực khoa học công nghệ như sau: " Tổ chức, cá nhân sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ có trách nhiệm bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trường và tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng chuyên môn vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện để tự đào tạo, tham gia vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ, cử hoặc cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ" [31,14]

Đối với các trường CĐ, ĐH thì nhân lực khoa học chính là đội ngũ cán bộ khoa học, GV trực tiếp tham gia vào công tác NCKH của nhà trường. Trong phạm vi nhà trường, quản lý nguồn nhân lực khoa học cần thực hiện tốt các chức năng quản lý, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra theo ba vấn đề chủ yếu là đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

* Lập kế hoạch: Phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực cho phát triển tổ chức. Kế hoạch phát triển đội ngũ phải dựa trên tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu chiến lược, các giá trị, thực trạng đội ngũ của nhà trường. [9, 88]. Việc lập kế hoạch về đội ngũ nói chung cũng như đội ngũ NCKH của nhà trường phải tuân theo quy trình sau:

+ Phân tích môi trường ảnh hưởng tới đội ngũ cán bộ NCKH gồm có: Bối cảnh kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển và đổi mới giáo dục toàn cầu; Chính sách và pháp luật nhà nước về phát triển giáo dục và KHCN, phát triển đội ngũ nhà giáo; Yêu cầu xã hội đối với năng lực và phẩm chất đội ngũ nhà khoa học.

+ Đánh giá thực trạng đội ngũ GV tham gia NCKH: Sự đầy đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đảm bảo chuẩn về trình độ đào tạo, sự đáp ứng về chất lượng.

+ Dự báo nhu cầu, yêu cầu đội ngũ và xác định mục tiêu: về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, phẩm chất và năng lực.

+ Xây dựng mục tiêu, xác định các nguồn lực và chương trình hành động (như tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,... đội ngũ GV NCKH) để đạt sự ổn định và phát triển nguồn nhân lực khoa học của nhà trường.

* Tổ chức: Trên cơ sở kế hoạch đã lập, chủ thể quản lý thực hiện việc phân công, phân nhiệm cho các bộ phận chức năng, các cá nhân thực hiện kế hoạch phát triên nguồn nhân lực khoa học đối với các công việc: xây dựng các văn bản chỉ đạo, các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương và phụ cấp, các chính sách về khen thưởng, chế độ đãi ngộ,...thực hiện việc tuyển chọn, sắp xếp, phân công bố trí nhân lực đúng với năng lực, trình độ và phẩm chất của từng người; chăm lo đội ngũ thông qua việc sàng lọc, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống tinh thần và vật chất cho đội ngũ tham gia NCKH.

* Chỉ đạo: Đối với chức năng này, chủ thể quản lý phải điều khiển hệ thống hoạt động, chỉ dẫn, giúp đỡ các bộ phận chức năng, các cá nhân liên quan trong nhà trường thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra nhằm đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ khoa học của nhà trường ngày càng phát triển. Nói một cách cụ thể hơn là chủ

thể quản lý nhà trường bằng các phương pháp quản lý và sử dụng các công cụ quản lý như công cụ pháp lý (luật pháp, pháp lệnh, nghị quyết, chỉ thị của chính phủ, của ngành,...về quản lý nguồn nhân lực khoa học), công cụ kinh tế, kỹ thuật (như công cụ hạch toán chi tiêu trong NCKH), công cụ quản lý theo nội dung và quá trình (như công cụ quản lý chuyên môn, công cụ điều chỉnh hoạt động,...) để đưa ra mệnh lệnh, hướng dẫn, giúp đỡ các bộ phận chức năng, các cá nhân thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, xây dựng quy chế và các văn bản liên quan, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng,...) nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực khoa học hiện có và ngày càng phát triển hơn về nguồn nhân lực khoa học của nhà trường.

* Kiểm tra: Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, các quy định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng và các cá nhân đã được thiết lập, chủ thê quản lý nhà trường xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận chức năng và các cá nhân liên quan cũng như mức độ đạt mục tiêu chung của nhà trường đối với việc ổn định và phát triển nguồn nhân lực khoa học của nhà trường. Qua đó phát hiện ra các sai lệch, có các điều chỉnh, điều phối phù hợp nhằm đạt được mục tiêu về nguồn nhân lực của nhà trường.

1.3.2.2. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học

Quản lý CSVC phục vụ NCKH là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến những đối tượng quản lý có liên quan đến CSVC nhằm làm cho hoạt động NCKH vận hành đạt tới mục tiêu NCKH. CSVC phục vụ NCKH là tất cả các phương tiện vật chất, kĩ thuật và sản phẩm KH&CN được huy động và sử dụng để đạt được mục đích của hoạt động NCKH. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với cán bộ khoa học mà biểu hiện cụ thể của nó là các điều kiện làm việc khoa học; môi trường lao động khoa học; phương tiện phục vụ NCKH; phương tiện giảng dạy hiện đại…

Nhìn nhận ở góc độ quản lý, CSVC là phương tiện thực hiện mục đích quản lý; là một trong các trụ cột cơ bản của quản lý để chủ thể quản lý dựa vào nó mà thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý; là phương tiện để kết nối các hoạt động

trong nhà trường với nhau và kết nối các hoạt động của nhà trường với các cơ quan hữu quan.

Từ những góc độ tiếp cận trên cho thấy CSVC và công tác quản lý CSVC phục vụ hoạt động NCKH có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý hoạt động NCKH. Để công tác quản lý CSVC phục vụ tốt cho hoạt động NCKH góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý NCKH, chủ thể quản lý cần phải thực hiện tốt các chức năng quản lý sau:

* Lập kế hoạch: Căn cứ vào chiến lược phát triển nhà trường cũng như chiến lược về NCKH của nhà trường, năng lực của đội ngũ CBQL và GV (người sử dụng CSVC), năng lực tài chính và CSVC hiện có của nhà trường. Chủ thể quản lý xây dựng mục tiêu trung hạn (5 năm) và ngắn hạn về việc xây dựng, mua sắm trang bị, sử dụng, bảo quản, sửa chữa, tu bổ, nâng cấp CSVC phục vụ NCKH. Từ mục tiêu đã được xây dựng người quản lý phải xác định các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực), các phương pháp, lên chương trình hành động để đạt được mục tiêu đề ra.

* Tổ chức: Căn cứ vào kế hoạch và năng lực của nhà trường, chủ thể quản lý thực hiện việc phân công, phân nhiệm về quản lý CSVC phục vụ NCKH cho các bộ phận chức năng, chuyên viên, GV, nhân viên trong nhà trường. Từ đó, xây dựng những quy định, trách nhiệm và quyền hạn của từng tập thể và cá nhân trong trường về việc xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, bảo quản, sửa chữa hệ thống CSVC. Đồng thời, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng và bảo quản CSVC cho cán bộ, GV và nhân viên gắn với đó là phân bổ nguồn tài chính cho công tác phát triển hệ thống CSVC phục vụ NCKH.

* Chỉ đạo: Sau khi lập kế hoạch và tổ chức hệ thống, chủ thể quản lý phải điều khiển hệ thống hoạt động, chỉ dẫn, giúp đỡ, giám sát, điều chỉnh sai lệch (nếu có) của các bộ phận chức năng và các cá nhân trong nhà trường tham gia quản lý CSVC phục vụ NCKH nhằm sử dụng hiệu quả hệ thống CSVC hiện có và ngày càng được trang bị đầy đủ hơn phục vụ tốt hơn cho công tác NCKH của nhà trường.

* Kiểm tra: chủ thể quản lý phải thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ và đánh giá nhằm tìm ra các sai lệch trong quá trình sử dụng và quản lý CSVC phục vụ NCKH để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời.

1.3.2.3. Quản lý nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Luật khoa học và công nghệ, điều 37 quy định: Đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách KH&CN, bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho KH&CN so với tổng số chi ngân sách nhà nước tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN; Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp phát kinh phí KH&CN đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ kế hoạch KH&CN; Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả phần ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN...[31, 15]. Nguồn kinh phí phục vụ NCKH bao gồm: ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động NCKH; kinh phí của tổ chức dành cho NCKH, nguồn tài trợ của các chương trình, dự án, các tổ chức và cá nhân.

Quản lý nguồn kinh phí phục vụ hoạt động NCKH trong trường CĐ, ĐH phải tuân theo quy trình sau:

* Lập kế hoạch: Căn cứ vào chiến lược khoa học công nghệ, kế hoạch hoạt động NCKH hàng năm của nhà trường; căn cứ vào định hướng NCKH và nhiệm vụ NCKH của nhà trường; căn cứ vào các nguồn kinh phí phục vụ NCKH của nhà trường. Chủ thể quản lý nhà trường lập kế hoạch sử dụng, phân bổ nguồn tài lực phục vụ NCKH một cách hiệu quả cho các nhiệm vụ NCKH của nhà trường(thực hiện đề tài, đầu tư CSVC phục vụ NCKH, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực NCKH cho đội ngũ những người làm khoa học của trường, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công việc của nhà trường,...); xây dựng các chương trình hành động theo các giai đoạn một cách hợp lý nhằm đạt mục tiêu về hoạt động khoa học công nghệ của nhà trường.

* Tổ chức: Căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng, chủ thể quản lý nhà trường phân công, phân nhiệm, phân bổ các nguồn lực cho các bộ phận chức năng và cá

nhân liên quan thực hiện các nhiệm vụ về quản lý và sử dụng nguồn tài lực NCKH của nhà trường.

* Chỉ đạo: Chủ thể quản lý nhà trường sử dụng các công cụ quản lý để chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ, điều chỉnh, giám sát các bộ phận chức năng và cá nhân thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài lực NCKH của nhà trường.

* Kiểm tra: Với chức năng này, chủ thể quản lý phải thu thập thông tin, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận chức năng và cá nhân tham gia quản lý, sử dụng nguồn tài lực NCKH đối chiếu với mục tiêu đề ra để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận chức năng và cá nhân, mức độ đạt mục tiêu của nhà trường từ đó có những điều chỉnh phủ hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.3.2.4. Quản lý hệ thống công trình nghiên cứu khoa học

Hệ thống công trình NCKH là tất cả các sản phẩm của quá trình nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tiến hành, nó bao gồm: bài báo khoa học, báo cáo khoa học, thông báo khoa học, tổng luận khoa học, tác phẩm khoa học, kỷ yếu khoa học, chuyên khảo khoa học, sách giáo khoa, báo cáo kết quả nghiên cứu, luận văn khoa học (bậc thạc sỹ, tiến sỹ). Để quản lý tốt hệ thống công trình NCKH chủ thể quản lý các trường CĐ, ĐH cần phải làm tốt các chức năng quản lý sau:

* Lập kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạch về hoạt động NCKH của nhà trường, chủ thể quản lý nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, lưu trữ, phát hành,... các công trình NCKH của nhà trường, xác định các nguồn lực phục vụ cho các nhiệm vụ trên.

* Tổ chức: Trên cơ sở kế hoạch đã lập, chủ thể quản lý nhà trường phân công cho các bộ phận chức năng và cá nhân liên quan thực hiện các nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy định, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, lưu trữ, phát hành,... các công trình NCKH của nhà trường.

* Chỉ đạo: Chủ thể quản lý nhà trường chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ, điều chỉnh, giám sát các bộ phận chức năng và cá nhân liên quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, lưu trữ, phát hành,... các công trình NCKH của nhà trường.

* Kiểm tra: Chủ thể quản lý thu thập thông tin, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận chức năng và cá nhân tham gia thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến,

lưu trữ, phát hành,... các công trình NCKH của nhà trường, đối chiếu với mục tiêu đề ra để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận chức năng và cá nhân từ đó có những điều chỉnh phủ hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

1.3.2.5. Quản lý hoạt động liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ý nghĩa của sự hợp tác ngày càng gia tăng khi hoạt động KH&CN được quốc tế hoá mạnh mẽ kéo theo việc mở rộng quan hệ giữa các nhà khoa học ở các quốc gia khác nhau; tăng tính liên ngành kéo theo sự phát triển mối quan hệ giữa các nhà khoa học thuộc các ngành khác nhau; việc phải đối mặt với những vấn đề cấp bách của cuộc sống đòi hỏi phải tập hợp lực lượng lớn các nhà khoa học nhằm giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với sản xuất làm quan hệ giữa các nhà khoa học trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn...

Trong các cơ sở GDĐH hoạt động liên kết, hợp tác NCKH là một trong những hoạt động quan trọng đối với cơ sở đó cũng như đối với đội ngũ GV của cơ sở đó. Do đó việc quản lý hoạt động liên kết, hợp tác NCKH cần phải thực hiện tốt các công việc sau:

* Lập kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ thực tế về nghiên cứu của nhà trường; căn cứ vào các quy định về liên kết hợp tác NCKH do Nhà nước và nhà trường quy định. Chủ thể quản lý nhà trường xây dựng mục tiêu liên kết, hợp tác NCKH của nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất kế hoạch và nhiệm vụ NCKH của nhà trường. Cùng với đó là việc xác định các nguồn lực phục vụ cho việc liên kết hợp tác NCKH, xây dựng thời gian biểu cho từng công việc cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w