Bối cảnh kinh tế giai đoạn 2014 – 2015

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng HD Bank – Phòng giao dịch Hà Thành Hà Nội (Trang 71)

Trong giai đoạn kinh tế 2014 - 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, các giải pháp trọng tâm là:

- Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.

- Chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước.

- Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng.

- Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo.

- Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.

Trong năm đầu của giai đoạn, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả diễn biến phức tạp.

Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều DN, nhất là DN nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Trước bối cảnh đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 với mục tiêu là: “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu

lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.

Giai đoạn này có nhiều quan điểm khác nhau về cách điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Có ý kiến cho rằng, Chính phủ đã kiên định chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm tạo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Cũng có ý kiến khác cho rằng, giai đoạn này, do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm ở cả trong và ngoài nước, hàng tồn kho của các DN bắt đầu gia tăng làm giảm nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Nợ xấu bắt đầu lộ ra là những “khối u” ngăn chặn dòng chảy tiền tệ.

Vì vậy, nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế không cao mà chủ yếu là nhu cầu vay để đảo nợ. Tình trạng phổ biến là những DN đủ điều kiện vay vốn thì không muốn vay, do tổng cầu suy giảm, trong khi những DN cần vay vốn để đảo nợ lại không đủ điều kiện được vay. Nhóm ý kiến này cho rằng, đây là nguyên nhân làm cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng chậm và tín dụng tăng trưởng thấp chứ không hoàn toàn từ chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Kết quả là nhiều DN gặp khó khăn dẫn đến phá sản hoặc tạm dừng, thu hẹp sản xuất, công ăn việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Số lượng DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động năm 2012 là 54.261. Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các DN, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Những giải pháp này tập trung vào miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các DN nhằm giúp DN vượt qua khó khăn. Với việc ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ kịp thời đã giúp kiểm soát được CPI của năm 2012 tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% năm 2011 và 11,75%

năm 2010; lãi suất ngân hàng giảm dần. Tăng trưởng trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt cao hơn so với kế hoạch. Điểm nổi bật là lần đầu tiên trong năm 2012 Việt Nam xuất siêu, đạt mức 780 triệu USD.

Trong giai đoạn 2011 - 2013, trước những khó khăn, nền kinh tế của Việt Nam đã phải trả giá cho những yếu kém nội tại của chính nền kinh tế trong nước với mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, năng lực cạnh tranh thấp, năng lực điều hành của nền hành chính yếu, thể chế kinh tế không phát huy được hiệu quả của các nguồn lực. Giai đoạn tiếp theo cũng sẽ là giai đoạn trên đà phục hồi của nền kinh tế cũng như là cơ hội cho các Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng, tăng cường huy động vốn và mở rộng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng HD Bank – Phòng giao dịch Hà Thành Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w