khăn chung trong đó có chi phí phi lãi. Việc cắt giảm chi phí phi lãi này là hợp lý bởi theo chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ từ trên xuống thì lãi suất cho vay giảm dẫn tới doanh thu giảm, chỉ có giảm bớt chi phí lãi mới đảm bảo lợi nhuận cho PGD. Hiện nay chi phí quản lý của PGD vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phi lãi, gây lãng phí nguồn lực. PGD nên cân đối lại chi phí này, cắt giảm chi phí quản lý chung mà thay vào đó là tăng các khoản chi phí quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ hỗ trợ phục vụ công tác chăm sóc khách hàng.
2.2.4 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn của HDBank – PGD Hà Thành Hà Nội.Hà Thành Hà Nội. Hà Thành Hà Nội.
Nguồn vốn huy động tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả HĐV của một ngân hàng. Chỉ khi NVHĐ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng thì khi đó hoạt động HĐV mới thực sự hiệu quả. Nếu chỉ chăm chăm vào huy động mà không quan tâm đến đầu ra, để nguồn vốn dư thừa hoặc thiếu hụt thì đều không tốt cho ngân hàng. Do đó cần có sự cân đối giữa HĐV và sử dụng vốn về quy mô, kỳ hạn.
2.2.4.1 Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn về quy mô
Bảng 10: Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn về quy mô
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng 1.758 100% 1.957 100% 2.021 100%
NVHĐ
Sử dụng vốn 1.553 88.33% 1.765 90.18% 1.897 93.86%
Thừa thiếu +205 +192 +124
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm 2011-2013 của ngân hàng HDBank – PGD Hà Thành Hà Nội)
Về quy mô, ta có thể thấy tổng vốn sử dụng chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng vốn huy động, cụ thể năm 2011 tỷ lệ này là 88,33%, năm 2012 chiếm 90,18% và 93,86% vào năm 2013.Tỷ lệ này khá lớn cho thấy tổng nguồn vốn huy động mới chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của PGD. Số tiền dư thừa giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn giảm dần qua các năm, năm 2011 là 205 tỷ đồng, năm 2012 giảm còn 192 tỷ đồng, năm 2013 giảm mạnh còn 124 tỷ đồng. Tuy nhiên con số này còn thấp và đang có xu hướng giảm. Bởi vậy, HDBank – PGD Hà Thành Hà Nội cần có những biện pháp tốt để tăng cường huy động vốn khối khách hàng cá nhân nói riêng và khối doanh nghiệp nói chung.
2.2.4.2 Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn
Bảng 11: Khả năng đáp ứng cho vay theo kỳ hạn
( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1. Nguồn vốn được sử dụng cho vay ngắn hạn 1.356 1.378 1.401 Cho vay ngắn hạn 503 701 820 Phần dư 853 677 581 Tỷ lệ đáp ứng (%) 269,58% 196,57% 170,85% 2. Nguồn vốn được sử dụng
cho vay trung và dài hạn 402 579 620
Cho vay trung và dài hạn 1030 1064 1077
Phần dư 417 567 620
Tỷ lệ đáp ứng (%) 39.02% 54.41% 57.56%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm 2011-2013 của ngân hàng HDBank – PGD Hà Thành Hà Nội)
Với nguồn vốn ngắn hạn, ta có thể thấy nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay ngắn hạn luôn đáp ứng nhu cầu cho vay ngắn hạn của PGD. Cụ thể năm 2011 đáp ứng 69.58%, năm 2012 đáp ứng 196.57%, năm 2013 đáp ứng 17.85%. Năm 2012 PGD mở rộng cho vay ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn tăng hẳn 39.36% PGD vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
HDBank – PGD Hà Thành Hà Nội chủ yếu là cho vay trung và dài hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng đều qua các năm và PGD luôn đảm bảo nguồn vốn cho vay, không để xảy ra tình trạng thiếu vốn. Tuy nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu vay trung dài hạn của khách hàng, PGD phải lấy doanh số huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đây là cách sử dụng vốn rất rủi ro, PGD có thể bị khó khăn trong vấn đề thanh khoản khi khách hàng gửi ngắn hạn tới rút tiền, trong khi nguồn tiền đó đang cho vay trung dài hạn. Bởi vậy, HDBank – PGD Hà Thành Hà Nội triển khai tốt hơn huy động cá nhân ở kỳ hạn dài. Ngoài ra, PGD cần phải thực hiện chính sách khuyến khích cho vay ngắn hạn của NHNN
để vừa phù hợp với tình hình cơ cấu vốn hiện tại của PGD mà cũng tránh được nhiều rủi ro so với cho vay trung dài hạn.