Cơ cấu huy động vốn theo thời gian của khối Khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng HD Bank – Phòng giao dịch Hà Thành Hà Nội (Trang 57)

Theo tỷ lệ này, nguồn vốn huy động được chia thành: vốn huy động ngắn hạn và vốn huy động trung dài hạn.

Bảng 6: Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2011 2012 2013

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ(%)

Phân loại theo TG 305 100% 410 100% 561 100%

Ngắn hạn 274 89.83 349 85.12 460 82

Trung và dài hạn 31 10.17 61 14.87 101 18

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm 2011-2013 của ngân hàng HDBank – PGD Hà Thành Hà Nội)

Theo bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động khối KHCN của HDBank – PGD Hà Thành Hà Nội chủ yếu là vốn ngắn hạn. Năm 2011 lượng vốn ngắn hạn là 274 tỷ đồng chiếm 89.83%, năm 2012 là 349 tỷ đồng chiếm 85.12%, năm 2013 là 460 tỷ đồng chiếm 82% so với tổng nguồn vốn huy động cá

nhân. Trong số huy động ngắn hạn còn có 1 tỷ lệ khoảng 10-12% là tiền gửi không kỳ hạn, đa số là của các công ty lớn như Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4, Tổng công ty hạ tầng và BDS Việt Nam,…Các đơn vị này có mở tài khoản lương cho hàng nghìn nhân viên tại HDBank – PGD Hà Thành Hà Nội nên số lượng tài khoản cá nhân và số dư tiền gửi trong TKTT của các KHCN tăng.Thêm vào đó ngân hàng cũng có thêm một lượng lớn tài khoản tiền gửi thanh toán từ các khách hàng mở thẻ thanh toán nội địa và quốc tế nên số dư tài khoản TGKKH tăng qua các năm mở ra cơ hội cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử online, tiết kiệm chi phí trả lãi cũng như tăng thu từ dịch vụ cho ngân hàng. Với TGKKH, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nên nguồn vốn này thường không ổn định tuy nhiên trong tổng lượng TGKKH vẫn có một lượng vốn là ổn định tương đối mà ngân hàng có thể sử dụng. Nếu biết cách tận dụng và quản trị tốt thì đây sẽ là nguồn vốn có chi phí thấp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của mình.

Tỷ lệ huy động trung dài hạn của chi nhánh tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng vẫn tăng dần Sở dĩ là do năm 2012, cơ chế của HDBank thường chú trọng vào huy động ở kỳ hạn dài với mức lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất huy động 1 tháng. Ví dụ vào năm 2012, lãi suất huy động 13 tháng là 12.5% trong khi lãi suất 1 tháng chỉ 8%, hoặc đến giữa năm 2013 lãi suất huy động 13 tháng là 11% trong khi lãi suất 1 tháng chỉ 6,8%. Hơn nữa, tình trạng lãi suất huy động ngày càng có xu hướng đi xuống nên KHCN thường có xu hướng muốn gửi kỳ hạn dài để được bảo toàn lãi suất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng HD Bank – Phòng giao dịch Hà Thành Hà Nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w